Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Bằng Tiến Sĩ Đầy Trên Phố

 .



 http://baovecovang.files.wordpress.com/2012/10/tiensi1.jpg

Có vẻ như Việt Nam đang lạm phát văn bằng. Kể cả văn bằng Tiến sĩ. Chuyện mới lạ, nước vẫn nghèo, mà văn bằng Tiến sĩ đầy phố, chẳng thấy phát minh gì, chỉ thấy “thật, giả” không còn phân biệt nổi.
Một bài viết trên báo An Ninh Thủ Đô tựa đề “Tiến sĩ ơi là tiến sĩ ơi!” đã nói rằng thảm họa có phần là do các đaị học quốc tế vào liên kết với đại học VN, gọi là phương pháp gà ấp trứng, chỉ cần người học tại VN theo đủ thời gian chưa tới hai năm, và nộp một số tiền, thế là cấp bằng Tiến sĩ. Nhưng trình độ thực chăng có gì hết, dù là Anh ngữ.


Một thảm họa nữa, còn vì cơ chế đòi hỏi cán bộ phải có văn bằng mới lên cao được. Thế là cán bộ rủ nhau đi mua bằng, kể cả mua bằng dỏm.
Do vậy, nhiều dịch vụ đã ra đời để sản xuất bằng Tiến sĩ. Trong đó có dịch vụ viết thuê các loại luận án. Bản tin có phần viết về một nhân vật viết thuê trích như sau:



“Đó là một người đàn ông trên 50 tuổi, tóc tai bù xù và nghiện cà phê nặng. Điều kiện để có cuộc trò chuyện với ông là không được tiết lộ tên tuổi của ông và các “thân chủ”. Ông bình thản khoe rằng chỉ nhờ cái nghề viết thuê này mà ông đã nuôi 3 con trưởng thành, trong đó cậu cả đã thành một tiến sĩ. Khởi đầu ông chỉ viết thuê các loại tiểu luận, niên luận, các báo cáo khoa học cho sinh viên các trường đại học. Dần dần ông viết thuê từng phần các luận văn tốt nghiệp rồi nhận khoán cả luận văn tốt nghiệp đại học. Làm đến mấy chục vụ ông mới nhận thấy các loại luận văn giống nhau lạ lùng. Thậm chí không cần phải suy nghĩ. Chỉ cần lấy luận văn khóa trước hoặc trường khác, sửa chữa đôi chút, bổ sung mấy số liệu hiện đại vậy là xong. Tốt nghiệp thì dễ rồi, còn muốn điểm cao thì chịu khó đọc luận văn một chút và… chạy. Vậy là ông trở thành nhà viết luận văn chuyên nghiệp.
Một hôm, một ông bạn cùng lớp đại học, nay đương chức lãnh đạo đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ đến nhờ ông lo giúp cái luận văn. Vấn đề không khó, chỉ là vị này bận công tác quản lý, không có thời gian viết. Dĩ nhiên là nhuận bút viết cái luận văn này cũng phãi cỡ cái ô tô tầm trung. Có lý do gì mà không viết. Ông bỏ ba tháng trời tầm chương, trích cú viết cái luận văn đầu tiên ấy. Dĩ nhiên nhặt nhạnh chắp vá là chính, nói theo ngôn ngữ bây giờ là “copy và paste”. Chẳng ai ngờ luận văn được đánh giá xuất sắc. “Ông Nghè” mới đến tạ ơn ông thêm một con xe tay ga nữa và quan trọng hơn, ông giới thiệu bạn bè đến thuê ông làm luận văn. Ông mua được cái nhà, cưỡi ô tô đi uống cà phê nhờ cái nghề đẻ ra các loại tiến sĩ là vậy. Tôi hỏi xóc: “Vậy là con trai ông cũng là loại tiến sĩ ông đẻ ra à”. Ông nghiêm mặt: “Không được. Thằng con tôi làm luận văn, tôi làm giám sát nó. Nghiên cứu thật, viết thật. Đời bố đã không chính danh được thì đời con phải chính danh đã đành mà phải thực tài. Đừng để người ta chửi cho”.
Ông cũng kể cho tôi nghe về thị trường viết thuê hiện nay. Không chỉ là những cá nhân hành nghề độc lập như ông, bây giờ có hẳn các công ty nhận viết thuê đủ các loại luận văn. Luận văn đại học giá từ 50 triệu đồng cho các trường khoa học xã hội đến 100 triệu đồng cho các trường tự nhiên và kỹ thuật, luận văn tiến sĩ khoảng 300 triệu cho đến 500 triệu đồng kể cả bồi dưỡng, hướng dẫn bảo vệ…”

Ông bà mình nói “Tiến sĩ giấy” có lẽ đã tiên tri được vậy.

(Bài viết nhận qua email, không thấy ghi tên người viết.
Xin chân thành xin lỗi tác giả)

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới

http://vn.news.yahoo.com/014500241.html

Đứng đầu danh sách này là Somali, theo sau là Triều Tiên, Afghanistan, Nam Sudan và Myanmar. Việt Nam xếp hạng 123 trong 176 nước được khảo sát.

>> Trung Quốc ngày càng hiếu chiến
>> Hộ chiếu Trung Quốc: có lưỡi bò hay không cũng từ chối

Tổ chức minh bạch thế giới (Transparency International) vừa công bố báo cáo về Chỉ số nhận thức tham nhũng 2012 (Corruption Perception Index). Chỉ số này "xếp hạng các nước và vùng lãnh thổ dựa trên độ nhận thức về tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế công". Điểm đạt được càng cao thì độ "trong sạch" của nước đó càng lớn.
Ba nước đầu bảng là Đan Mạch, Phần Lan và New Zealand đều được 90 điểm trên thang 100. Somali, Triều Tiên và Afghanistan đứng chót với chỉ 8 điểm. Việt Nam xếp hạng 123 trên 176 nước với 31 điểm. Năm 2011, Việt Nam được 29 điểm, đứng thứ 112 trên 183 nước.

1. Somali

Điểm: 8
Trong nhiều năm, Mỹ và Liên Xô cũ đã coi Somali là chiến trường chính trị khi hỗ trợ tài chính cho các phe phái tại đây. Việc Mỹ đỡ đầu chính quyền cựu Tổng thống Somali - Siad Barre lại càng nâng tham nhũng ở nước này lên một tầm mới. Sau khi chế độ Siad Barre sụp đổ năm 1991, Somali lại rơi vào cảnh không luật pháp và bị cai trị bởi các nhóm dân quân, tư lệnh. Báo cáo năm 2012 của World Bank cũng tìm ra khoảng 130 triệu USD mà chính phủ liên minh Somali nhận được giai đoạn 2009 - 2010 đã không được hạch toán rõ ràng.

2. Triều Tiên

Điểm: 8
Theo Tổ chức minh bạch thế giới, nạn tham nhũng ở đây trở nên trầm trọng từ đầu thập niên 90, khi chính quyền kiểu Stalin sụp đổ. Theo Asiatimes, khi giáo sư Andrei Lankov hỏi người dân Triều Tiên họ nghĩ thế nào nếu cảnh sát hoặc quan chức từ chối nhận hối lộ, đa phần người dân tỏ ra lúng túng. Thậm chí một người bán hàng còn nói rằng: "Họ điên à? Thế thì làm sao mà sống được?".

3. Afghanistan


Điểm: 8 Afghanistan rơi xuống đáy bảng xếp hạng năm nay sau khi ngân hàng lớn nhất nước này - Kabul Bank bị phát hiện liên quan tới một vụ gian lận gần 900 triệu USD để rót tiền cho giới chính trị và thượng lưu.

4. Nam Sudan

Điểm: 13 Nam Sudan sản xuất nửa triệu thùng dầu mỗi ngày, và 10 tỷ USD doanh thu có được từ năm 2005 đã đóng góp gần 98% ngân sách cho chính phủ. Tuy nhiên, kể từ khi giành quyền tự chủ năm đó, nước này đã mất gần 4 tỷ USD vì tham nhũng. Chưa một quan chức nào tại đây bị khởi tố vì tội danh trên, dù Nam Sudan có hẳn một cơ quan chuyên trách vấn đề này.

5. Myanmar

Điểm: 15
Sau 50 năm dưới quyền kiểm soát của quân đội, từ tháng 3/2011, Myanmar đã thực hiện một loạt cải tổ cả về chính trị lẫn kinh tế. Tuy nhiên, quốc gia giàu tài nguyên, như dầu mỏ, gỗ và đá quý này vẫn chịu ảnh hưởng của những người thuộc chế độ độc tài quân sự cũ. Bloomberg trích lời một người dân Myanmar cho biết: "Chúng ta phải nhìn vào văn hóa, vào lịch sử. Những tổ chức ấy muốn được nhận lại thứ gì đó. Văn hóa không thể bị xóa bỏ chỉ trong một đêm được".

6. Uzbekistan

Điểm: 17 Nasreddin Talybov, nhân viên bộ phận chống tham nhũng, thuộc Bộ Nội vụ Uzbekistan cho biết: "Người dân nước tôi đã quen hối lộ tất cả, dù là giáo viên hay bác sĩ. Chúng tôi cần cho mọi người biết việc làm đó là sai". Tuy nhiên, Phó giám đốc điều hành Tổ chức minh bạch thế giới - Miklos Marschall cho biết: "Chính phủ cầm quyền không có chút trách nhiệm nào về việc này. Ở đây không có phe đối lập, không có xã hội dành cho công dân và tự do báo chí".

7. Turkmenistan

Điểm: 17 Hệ thống pháp lý kém phát triển đã khiến quốc gia này ngày càng chìm sâu vào tham nhũng. Quan tòa không được đào tạo bài bản và sẵn sàng nhận hối lộ. Trong khi đó, toàn bộ đất đai là thuộc về chính phủ, còn các quyền sở hữu khác đều bị hạn chế. Tổng thống Turkmenistan có thể tùy ý dùng doanh thu từ bán tài nguyên hydrocarbon (dầu mỏ và than đá). Còn ngân sách quốc gia thì chẳng bao giờ được công bố đầy đủ.

8. Iraq

Điểm: 18 Năm 2009, một cựu quan chức chính trị lưu vong của Iraq tiết lộ trên BBC rằng: "Hàng triệu USD đã bị ăn trộm, và một phần về tay các nhóm khủng bố. Chính phủ không thể chiến thắng chúng nếu không giải quyết nạn tham nhũng trước. Trận chiến ấy còn khó khăn hơn nhiều". Tháng 10 năm nay, một hợp đồng vũ khí trị giá 4,2 tỷ USD của Iraq với Nga đã bị hủy do cả hai bên đều lo ngại về tham nhũng.

9. Venezuela


Điểm: 19
Việc phát hiện ra hàng loạt mỏ dầu tại Venezuela càng đẩy nước này chìm sâu vào tham nhũng. Thập niên 70, dầu mỏ trong lòng đất còn được người dân nước này gọi là "chất thải của quỷ dữ". Joel Hirst, nhân viên tại Hội đồng quan hệ quốc tế ở Washington (Mỹ) cho biết: "Nạn tham nhũng tại Venezuela quá tràn lan. Chúng tôi nhận thấy ngày càng có nhiều hoạt động tội phạm có nguồn gốc từ nước này".

10. Haiti

Điểm: 19 Năm 2011, Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết tham nhũng "vẫn còn lan tràn tại mọi ngóc ngách và cấp bậc trong chính phủ Haiti", kể cả khi nước này đã bầu ra tổng thống mới. Stanley Gaston - Chủ tịch Hội luật gia Port-au-Prince (thủ đô Haiti) cho biết: "Ở đây, mọi thứ đều là tiền. Những cái khác chẳng có giá trị gì". Hai cơ quan chống tham nhũng của chính phủ Haiti cũng liên tục từ chối theo đuổi các vụ tố giác về tham nhũng và biển thủ tại đây.

Thùy Linh (tổng hợp) 

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Dùng Internet nhiều khiến người dùng dễ bị trầm cảm

http://www.thongtincongnghe.com/article/36872

Các nhà khoa học Thuỵ Điển tìm ra quan hệ trực tiếp giữa sở thích Internet và các vấn đề tâm lí người dùng. Khuyến cáo đưa ra là mỗi người hãy tự hạn chế hoạt động trên Internet.

Ảnh

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Geteborg (Thuỵ Điển) trong thời gian một năm đã theo dõi 4100 người dùng Internet ở độ tuổi 20-24. Theo đó, máy tính vàsmartphone dễ khiến cho các người dùng bị stress, rối loạn giấc ngủ và trầm cảm. Vấn đề chính liên quan đến các hiện tượng này là thời lượng sử dụng, Sara Tomi, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
"Mạng toàn cầu có thể khiến người dùng dễ dàng tiêu phí thời gian hơn mức dự định - nhà nghiên cứu nói - Làm việc, chơi game, giao tiếp bằng chat trên mạng khiến cho các dạng hoạt động sống và nhu cầu khác của con người bị xem thường. Đó là những nhu cầu như hoạt động xã hội, ngủ và tập thể dục...".
Còn một vấn đề nguy hiểm khác là sự kết nối liên tục với những người khác qua điện thoại di động. "Những đòi hỏi kết nối không chỉ xuất phát từ khía cạnh công việc và mạng xã hội mà còn từ những động cơ hoàn toàn riêng tư của con người", bà Tomi nói. Theo bà, "gánh nặng tội lỗi" về việc không trả lời điện thoại còn dẫn tới stress và trầm cảm nặng hơn.
Vấn đề nguy hiểm tiếp theo là các trò chơi video game, theo Daily Mail. Với mỗi ngày chơi game 1-2 giờ đồng hồ, thống kê cho thấy sự gia tăng các triệu chứng trầm cảm, nhất là ở nữ giới. Việc mất năng suất lao động và rối loạn giấc ngủ cũng được phản ánh nhiều ở những game thủ không chủ động được giờ giấc trong việc chơi game.
Các nhà khoa học Thuỵ Điển khuyến cáo người dùng bắt buộc phải hạn chế thời gian sử dụng máy tính và điện thoại di động để tránh các rối loạn tâm lí.

Theo PCWorld VN/Dni.ru

Công nghệ cao sẽ giúp trẻ phát triển

http://www.thongtincongnghe.com/article/42220


Nền giáo dục phát triển, trẻ có thể biết thêm các thông tin qua các thiết bị công nghệ cao, nhưng liệu điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay sẽ tệ hơn?

Ảnh

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ gần đây đã công bố một nghiên cứu cho thấy các bé trai đến tuổi dậy thì sớm hơn trước, cụ thể độ tuổi dậy thì của trẻ tăng 6 tháng đến 2 năm so với trước đây. Trong khi đó, một nghiên cứu vào năm 2010 cũng cho thấy các bé gái đang có dấu hiệu dậy thì sớm hơn, thậm chí một số bé 7 tuổi đã dậy thì.
Để lí giải nguyên nhân sự thay đổi này, một số nghiên cứu cho rằng do cuộc sống cải thiện, trong khi một số lại cho rằng các hình ảnh nhạy cảm hay bạo lực qua truyền hình, game video và Internet là nguyên nhân chính.

Lối sống ít vận động

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, 1/3 trẻ em nước này thừa cân hoặc béo phì, tăng vọt trong 50 năm qua. Sự kết hợp giữa chế độ ăn uống với việc ít vận động có thể là nguyên nhân chính đáng nhất cho tìn trạng này.
Chúng ta có thể đổ lỗi cho bản thân công nghệ, nhưng cũng không thể không nhắc đến trách nhiệm của người lớn khi để trẻ tiếp xúc quá nhiều với game hoặc xem TV. Với các bậc cha mẹ, họ thường để con mình chơi game trong nhà thay vì khuyến khích chúng hoạt động thể thao ngoài trời, nhằm tránh chấn thương hoặc tiếp xúc người lạ. Điều này hạn chế sự hòa nhập của trẻ, khiến chúng bị gò bó và ít tự do vận động hơn.

Truyền thông xã hội và đe dọa trên mạng

Một nghiên cứu gần đây bởi Care.com phát hiện ra một vấn đề còn đáng quan tâm hơn là mối đe dọa trên mạng. 62% các bậc cha mẹ nghĩ rằng nhắn tin, hoạt động truyền thông xã hội và các game video bạo lực sẽ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ, trong khi 30% bậc cha mẹ trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 17 lại sợ con bị bắt nạt và hăm dọa trên mạng.
Nhận xét về tính tiêu cực của các trang truyền thông xã hội, tiến sĩ Larry Rosen, Giáo sư kiêm trưởng khoa Tâm lí học tại Đại Học bang California, tin rằng: “Với các phương tiện truyền thông xã hội, trẻ nhận được nhiều kĩ năng giao tiếp với người khác hơn, và đây có thể là một điều tốt. Mặt khác, chúng lại ít được thực hành giao tiếp trực tiếp với mọi người”.
Ông cũng chỉ ra rằng trẻ cũng có thể tiếp xúc với các tình huống không nhất thiết phù hợp với trình độ phát triển của mình, chính điều này khiến trẻ có thể vượt qua được các cột mốc phát triển truyền thống.
Phương tiện truyền thông xã hội là một con dao 2 lưỡi. Theo nghiên cứu của Pew cho thấy, 77% thanh thiếu niên sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, trong khi 69% dùng làm công cụ để giao tiếp học hỏi và 88% nhận được các thông tin mang tính bạo lực.
Tiến sĩ Rosen không tin rằng truyền thông xã hội gây ảnh hưởng xấu bởi trẻ dành có thể nhiều thời gian trên các phương tiện truyền thông có thể hiểu nhiều thông tin khắp mọi nơi, tuy nhiên trong những tình huống khác có thể dẫn đến hành vi tiêu cực như thô lỗ khi sống trong không gian ảo.

Công nghệ trong giáo dục

Nhiều ý kiến trái chiều trong việc đưa công nghệ vào giáo dục, nhưng thường được đánh giá là rất tích cực. Bên cạnh mang lại khả năng tương tác vào lớp, công nghệ có thể giải quyết nhiều nhược điểm trước đây, và hiệu quả đã được xác nhận bởi một số nghiên cứu trong vài năm qua. Ông Rosen thừa nhận rằng công nghệ có thể hỗ trợ học tập tốt, cho phép trẻ phát triển theo tốc độ nhanh hơn.

Trách nhiệm của cha mẹ liệu có đủ?

Tự do truy cập Internet có thể không được tốt cho bất cứ đứa trẻ nào bởi chúng có thể tiếp xúc với các quảng cáo gợi dục trên truyền hình, điều mà các bậc cha mẹ không mong muốn. Trong khi đó, khi lên Internet trẻ cũng khó có thể tránh khỏi các website khiêu dâm.

Ảnh

Thời gian qua, nhiều hoạt động đã tập trung đến việc phòng vệ cho trẻ, ví như trang bị bộ lọc nội dung khiêu dâm trên tất cả máy tính bán cho người dùng cá nhân, giúp bảo vệ trẻ tránh các điểm “rác rưởi” trên Internet. Tại Anh, chính phủ nước này đang thúc đẩy hệ thống “opt-in” có chức năng cho phép người dùng khai báo với các ISP yêu cầu chặn quyền truy cập vào các dịch vụ có nội dung người lớn.
Có rất nhiều bộ lọc có sẵn, và một số nhà cung cấp dịch vụ Internet thậm chí đưa ra các giải pháp, nhưng điều đó không có nghĩa là chặn trẻ truy cập nội dung người lớn bởi người dùng không thể kiểm soát con trẻ truy cập ở những nơi khác. Mối quan tâm không chỉ còn là vấn đề khiêu dâm mà nay đã lan rộng sang các nội dung kích thích sự bạo lực cực đoan trong con trẻ.
Phát ngôn viên của Google cho biết với Telegraph rằng: “Chúng tôi đã làm việc với các tổ chức an toàn của chính phủ và thúc đẩy luật pháp hợp lí để bảo vệ trẻ trong cuộc sống công nghệ ngày nay, bao gồm Safe Search và Family Safety Centre, cha mẹ có thể sử dụng để bảo vệ con khi lên mạng”.

Không có câu trả lời dễ dàng

Bạn có thể nghĩ công nghệ sẽ tốt cho con mình, trong khi một số người sẽ rất lo lắng vì không thể phát huy quyền kiểm soát con mình. Rõ ràng, công nghệ như là một bộ công cu, nó có thể bị đổi lỗi chỉ đơn giản vì đã quá bị lạm dụng. Trách nhiệm của bạn để bảo vệ trẻ phát triển đúng theo truyền thống là khuyến khích trẻ thường xuyên tập thể dục, dạy bảo chúng về sự nguy hiểm của thế giới rộng lớn trên Internet.
Đó có thể là điều khó khăn bởi trẻ đang sống trong thời đại công nghệ cao, chúng cũng cần phát triển theo xu hướng cao hơn nhưng cũng không phụ thuộc quá vào thiết bị và dịch vụ. Một trong những cái đẹp nhất khi nghĩ về công nghệ là trẻ có thể tự lắng nghe, phản ứng và tìm hiểu về chúng. Dù muốn hay không thì công nghệ là phần mang cuộc sống đầy đủ nhất đến với trẻ mà chúng không phải đi quá xa để tìm hiểu.

Theo XHTT

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Sài Gòn và miền Nam VN sau 37 năm giải phóng

http://www.tintuchangngay.org/2012/11/toi-thay-gi-va-nghe-uoc-gi-o-sai-gon-va.html

Tác giả bài viết nói rằng bài viết ghi lại "những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi, tai nghe tận chỗ - ghi lại một cách trung thực... Tất nhiên kinh tế xã hội của VN còn nhiều bất cập cần sửa đổi, sự chênh lệch giàu nghèo vẫn còn quá lớn. Nhưng ở đâu cũng vậy cả thôi đó là chuyện cần phải giải quyết, kể cả ở Mỹ cũng vậy.
Lời người viết:  Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó - mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi, tai nghe tận chỗ - ghi lại một cách trung thực.


Tôi thấy bộ mặt Saigòn đổi mới với: Những khách sạn 5 sao, 4 sao lộng lẫy. Đổi mới với những nhà hàng “ vĩ đại “ trên các tuyến đường du lịch. Với những trung tâm “thư giản” sang trọng, quý phái cở câu lạc bộ Lan Anh. Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ như vũ trường New Century Hà Nội. Với những trường Trung học tư thục mang tên Mỹ, giáo sư Mỹ, chương trình học của Mỹ, giảng dạy bằng tiếng Mỹ- học sinh phải trả học phí bằng tiền Mỹ - 1,000 US$ đến 1,500 US$ /tháng. (Giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy cho con? )


Tôi cũng hiểu rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử “đỏ”, các nhà giàu mới - thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau, các quan chức đỏ đô la đầy túi. Họ đến đây để “thư giản”, uống rượu, đánh bạc, cá độ và tìm gái.
Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP, XO là chuyện thường. Mỗi đêm có thể tiêu hàng ngàn đô la Mỹ cũng không phải là điều lạ. Trong khi lương tháng của một thầy giáo Trung học trường công không đủ để trả một chai rượu XO. Vụ cá độ hàng triệu US$ đã bị phanh phui. là một thí dụ cụ thể. Vũ trường New Century bị Công an đến giải tán vì các công tử và tiểu thư con các quan chức lớn nhảy đã rồi… “ lắc” suốt đêm.Để vài hôm sau - đâu lại cũng vào đó…


Tôi cũng thấy Sàigòn- người, xe và phố xá dầy đặc, nghẹt thở - vài tòa cao ốc mọc lên vô trật tự - ở xa xa, có cái trông giống như chiếc hộp quẹt. nhà cửa mặt tiền hầu hết đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại. Vật liệu nhập cảng đắc tiền. Nhà trong hẻm - phần lớn cũng lên nhiều tầng cao nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa bãi, nhô ra thụt vào như những chiếc răng lòi sỉ vô duyên. , lấn chiếm ngang ngược đất công hoặc lề đường…
Tôi thấy Sàigòn bị ô nhiểm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ, ngày đêm đinh tai nhức óc và 5.000.000 chiếc Honda - phun khói mịt mù - chưa kể đến xe hơi ???


Và hệ thống cống rãnh lạc hậu. mỗi khi trời mưa lớn - nước rút không kịp, ứ đọng tràn ngập nhà cửa. Hệ thống đổ rác còn lạc hậu. không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của 10.000.000 dân nhung nhúc như kiến. Sàigòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty ngoại quốc sản xuất tại chỗ, hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể. Máu kinh tế Việt Nam bị loảng ra. Nhưng chế độ xã nghĩa im thin thít chịu trận, không dám một lời phản kháng. Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoản chừng 1,200 đô la Mỹ, chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế, rẻ mạt. Thuốc lá và bia - bia nội, bia ngoại - có đủ. Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhất ở Sàigòn. Đảng viên, cán bộ - giai cấp thống trị -"Nhậu". Già nhậu, trẻ nhậu… con nít cũng tập tành nhậu. Hút thì khỏi nói. Giai cấp cán bộ răng đen mã tấu bây giờ là giai cấp nắm quyền thống trị - đã lột xác - không còn quấn thuốc rê, bập bập phà khói mịt mù nữa - mà lúc nào cũng lấp ló một gói 3 con 5, Craven A, trong túi. Lãnh đạo hút, cán bộ hút, dân chúng hút - thậm chí con nít 9, 10 tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách khoái trá. Các hãng bia và thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường tiêu thụ béo bở. Cán bộ lớn cũng âu phục cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng loáng. nhưng bộ răng hô, mái tóc bạc thếch, và nước da mông mốc, cũng không dấu được nét thô kệch của một anh nhà quê mới lên Tỉnh.
Tôi còn thấy Sàigòn với hiện tượng “tiếm công vi tư” lộng hành, ngang ngược của Công an đến độ dân chúng quen thuộc, xem là một chuyện đương nhiên như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ bất thành văn trong chế độ xã nghĩa. Chiếm đoạt một nửa công viên, xây nhà gạch dùng làm quán cà phê. Chưa thỏa mãn - ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công viên còn lại và thắp đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng. Ông chủ bự nầy chắc chắc không phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên như đất nhà của ông vậy. Ai có dịp đi ngang qua mũi tàu - nơi gặp gỡ của 2 đường Nguyễn Trải và Lê Lai cũ, ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ - thì rõ.


Còn nhiều, rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công, lấn lề đường nhan nhãn ở khắp Saigòn. Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể: Một công thự tại vườn Tao đàn (có lẽ là nhà cấp cho viên Giám đốc Công viên Tao đàn) - mặt tiền ngó vào trong - mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ) - bên có màn trổ cửa mặt sau nhà, xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mại mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du, trị giá mỗi căn, nhiều trăm ngàn Mỹ kim - ngon ơ ! Tương tự như vậy - ở góc đường Thành Thái và Cộng Hoà cũ, trước sân nhà của ông Hiệu Trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75 - phố thương mại,  quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang ngược và lộng hành nhất là 2 căn phố thương mại bên hông trường Trương minh Ký, đường Trần hưng Đạo, chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng. Còn trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ, bây giờ là câu lạc bộ Lao động - nhiều gian hàng thương mại bán quần áo, giày vớ thể thao, buôn bán ầm ĩ, náo nhiệt suốt ngày.
Công an chiếm đất công, xây nhà tư. Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của Công An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi vào nhà. Không ai dám hó hé.
Im lặng là an toàn. Thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai? Tất nhiên là phải thưa với công an. Không lẽ công an xử công an? Tướng CS Trần Độ phản ảnh còn rõ rệt hơn :
“Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Đảng . Không thể nào chống tham nhũng được vì nếu Đảng chống tham nhũng thì Đảng chống lại Đảng sao? “ (Nhật ký “Rồng Rắn” của Trần Độ).
         
Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu cứt ngựa của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn - đã biến mất.Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê thánh Tôn, Tự do những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ - mũi và miệng bịt kín bằng “khẩu trang”, găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi mô tô chạy như bay trên đường phố.



Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi Nylông, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống… Những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường, những anh phế binh cụt tay, cụt chưn, lê lết trên một miếng ván gỗ … đi bán vé số (một cách ăn xin trá hình)


Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi Nylông, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống… Những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường, những anh phế binh cụt tay, cụt chưn, lê lết trên một miếng ván gỗ … đi bán vé số (một cách ăn xin trá hình)
Bộ mặt Sàigòn “đổi mới” bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ thời thượng, những phố xá thương mại sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại, những vũ trường cực kỳ tráng lệ, những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền. trang trí cây cảnh như một mảng vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa, những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố - Nhiều người chóa mắt. choáng váng, cho là “Việt Nam bây giờ tiến bộ quá”.
Riêng Phó thường dân tôi tự nghĩ : Như vậy có phải là tiến bộ không ? Sự tiến bộ của một nước cần phải nhìn về nhiều mặt : Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng. Lợi tức đầu người của Việt Nam - theo thống kê của báo The Economist - bằng: 800 US$ năm 2011 (Hà Nội bốc lên 1,000 US$, Chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh. So với các nước láng giềng: Thái Lan: 3.500 US$ - Phi luật Tân: 2.000 US$ - Nam Dương: 1.160.US$. Tân gia Ba 30.000 US$. (The Economist World, năm 2011 - p. 158, 176, 238)
Việt Nam còn lẹt đẹt đàng sau rất xa. Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy - nếu đặt câu hỏi: Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn- vũ trường, những thương hiệu lớn, những biệt thự lộng lẫy kia? - Thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng viên (tại chức hoặc giải ngũ) hoặc con cháu thân nhân của họ. Và ở thôn quê - Giai cấp giàu có bây giờ là ai ? Giai cấp địa chủ là ai ? Có phải do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do, mua bán làm ăn mà có ???  
HIỆN TƯỢNG NGƯỜI BẮC XA HỘI CHỦ NGHĨA CHIẾM HỮU TOÀN BỘ PHỐ XÁ THƯƠNG MẠI QUAN TRỌNG Ở SÀIGÒN - KHỐNG CHẾ MỌI LÃNH VỰC TRỌNG YẾU Ở MIỀN NAM.
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỹ” - cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - Thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mại trọng yếu của Sàigòn. Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sàigòn. Và các khu phố sầm uất nhất, vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc Cộng sản - Từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi phía trong - Cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Các tiệm buôn lớn trước 75- như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài, Nguyễn thế Năng, Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh Thế, Nguyễn văn Đắc, Phạm thị Trước. Hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu hoặc xây cất lại. nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn, những tiệm buôn bán đồ nhập cảng v. v. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ. Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sàigòn thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN (Tất nhiên là vợ con, thân nhân cán bộ lớn). Những gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS (do các cô tự nói ra). Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ - dĩ nhiên - vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc. Cán bộ, công nhân viên trọng yếu - Cũng đều là người Bắc - Trừ một số cán bộ gốc miền Nam ra Bắc  tập kết - theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam - Thì cũng kể họ là người XHCN miền Bắc cả.
Hệ thống quyền lực từ trên đến dưới - Từ Trung ương đến địa phương - Từ Tỉnh thành đến quận lỵ, thị trấn, làng xã gần - đều do đảng viên người miền Bắc XHCN - nắm giữ. Những công Ty dịch vụ có tầm cỡ, những công Ty thương mại sản xuất lớn - điển hình là một công Ty vận tải và du lịch có đến 10,000 xe hơi đủ loại, chủ nhân cũng là người Bắc XHCN. Từ chính trị đến văn hóa, từ giáo dục đến truyền thông, từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở thương mại, sản xuất - Cũng là do người miền Bắc XHCN nắm giữ.
Đó là sự thật trước mắt ai cũng thấy. Còn những vàng bạc, kim cương, đô la, tài sản tịch thu, chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp - nhà cửa của tù cải tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để lại, những lượng vàng thu được từ những người vượt biên bán chánh thức - tài sản những người thuộc diện tư sản - toàn bộ tài sản nầy từ Saigòn đến các Tỉnh miền Trung, miền Nam - được đem đi đâu? - Không ai biết.     
Thông thường - những của cải nầy phải được sung vào công quỷ - để làm việc công ích như các ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẻ. Thế nhưng - sự thật trước nhất - là các ông đem chia chác nhau. Chia nhau một cách hợp hiến và hợp pháp theo Luật pháp XHCN (Đọc Đất đai-Nguồn sống và Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang). Ông lớn lấy tài sản lớn. Ông nhỏ - nhà cửa nhỏ. Có ông cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4, 5 căn nhà. Ở không hết… đem cho công Ty ngoại quốc thuê. Điều phổ biến nhất là các ông cán bộ nầy - vì lo sợ cái gì đó - bèn đem “ bán non” những căn nhà đó lấy tiền bỏ túi trước. Một căn nhà của một viên chức tù cải tạo đã sang tay đến 3 đời chủ. Nhà cửa thuộc diện tù cải tạo là dứt khoát phải tịch thu - không ngoại lệ. Những trường hợp con ruột có hộ khẩu chánh thức còn được phép ở lại - là những biện pháp vá víu. Chủ quyền căn nhà nầy là Nhà nước XHCN.
Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo, vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá đều bị “ giải phóng” ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách: Đuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xã tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung (chủ nhà chịu không nổi… phải bỏ đi), đổi tiền để vô sản hoá người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ, để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê… Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào “mua” nhà Saigòn với giá gần như cho không… và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Saigòn.
Mang xe tăng T. 54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên “xẻ dọc Trường Sơn” bằng máu, nước mắt và xác chết… vào xâm chiếm miền Nam. Chiêu bài là “giải phóng” nhân dân miền Nam - nhưng sự thật khó chối cãi được - là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai, của cải, đuổi dân Saigòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) ra khỏi Thủ Đô bằng nhiều chánh sách khác nhau - để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương đầy túi - những ông chủ công Ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực. Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc. (Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng đang du học Mỹ là trường hợp điển hình). Như vậy hành vi nầy gọi là gì? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh - một mình đối diện với lương tâm thuần lương của mình - các ông tự gọi mình đi.
Đến thời “mở cửa” - cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn gấp bội. Tư bản ngoại quốc ồ ạt đầu tư, khai thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương - đô la khách du lịch ngoại quốc, bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất cơ xưởng, cấp giấy phép các công Ty ngoại quốc, các dịch vụ đấu thầu xây cất cầu cống, làm đuờng xá, xây cất đại công tác. Những món nợ kếch xù từ Ngân hàng thế giới, từ quỹ tiền tệ quốc tế - những món nợ trả đến mấy đời con cháu cũng chưa dứt.
Những đại công tác nầy mặc sức mà ăn, no bóc ké. Nhiều công trình vừa xây cất xong đã muốn sụp xuống vì nạn ăn bớt vật liệu. Một thí dụ điển hình: Một bệnh viện gần chợ “cua” Long Hồ - quê hương của Phạm Hùng - nước vôi còn chưa ráo đã muốn sụp. Hiện đóng cửa không sử dụng được.
Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực, chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mại ở những khu thương mại quan trọng nhất - là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực - những ông chủ lớn giàu có nhất lịch sử. Trong khi dân chúng miền quê - nhất là miền Nam - ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn - đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt. Giàu thì giàu quá sức. Nghèo thì nghèo cùng cực.
        
Nhà văn - bác sĩ Hoàng Chính - gọi thời kỳ sau 75 là thời “Bắc thuộc”:- “Năm Bắc thuộc thứ 2: Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh.- Năm Bắc thuộc thứ 6: Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán.- Năm Bắc thuộc thứ 12: Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương thôi tập khóc cười. “Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi.


Phó Thường Dân

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Minh bạch – một mục tiêu xa xỉ !

http://www.ttxva.org/minh-bach-mot-muc-tieu-xa-xi/


Chúng ta đều biết, sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng để thực hiện được điều rõ ràng này, thực ra lại chẳng dễ dàng.


Muốn đàng hoàng cũng khó

“Hiện có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam dường như còn khá xa lạ với khái niệm minh bạch và nhất quán. Trong khi đó, đối với các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam khái niệm này lại khá phổ biến, là một đặc trưng trong phương thức kinh doanh, xác định nó là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp”.
Đây là kết luận của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) mới được đưa ra trong buổi hội thảo đối thoại chính sách ngày 16/10/2012 với chủ đề “Doanh nghiệp và thách thức phát triển bền vững” do VCCI và Thanh tra Chính phủ tổ chức.
Sự thực thì đa số chủ các doanh nghiệp Việt Nam không hề “xa lạ” với nhận thức thuộc loại “cơ bản” nhất này khi bước vào thương trường. Họ đều biết rằng, các chính sách nhất quán và minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp của họ xây dựng được thương hiệu, duy trì sự tin cậy của các đối tác, khách hàng, cổ đông… từ đó giúp ổn định hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh, tăng trưởng bền vững. Kinh doanh dựa trên nền tảng của sự minh bạch cũng là con đường tất yếu của các doanh nghiệp muốn phát triển, nâng cao vị thế, uy tín trong cộng đồng, trong xã hội và trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Tính minh bạch được hiểu không chỉ giới hạn trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà còn là minh bạch trong việc quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp doanh nghiệp điều chỉnh khắc phục kịp thời điểm yếu, phát huy thế mạnh. Sự minh bạch là một thứ tài sản vô hình rất có giá trị đối với bản thân doanh nghiệp, tài sản niềm tin của các nhà đầu tư, các đối tác, ngân hàng…

Tuy nhiên, áp lực nào khiến cho các doanh nghiệp khó thực thi sự minh bạch?

Tại hội nghị này, đại diện nhiều doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước đã cùng thống nhất một điểm rằng, những bất cập trong chính sách, pháp luật có nguy cơ làm nảy sinh tệ nạn tham nhũng, hối lộ, tác động tiêu cực tới tính liêm chính và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
Theo kết quả điều tra vừa mới được công bố của Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) thì có đến 69% doanh nghiệp được hỏi đã thừa nhận rằng, họ đang là nạn nhân của tham nhũng, tức là phải chi trả những chi phí ngoài quy định cho một số cán bộ, cơ quan quản lý Nhà nước. Chưa kể nhiều doanh nghiệp rơi vào trường hợp “không tiện nói ra”.
Doanh nghiệp tuy có kênh để phản ánh nhưng cũng không dám phản ứng, thường là âm thầm chịu đựng và chấp nhận chuyện “qua sông phải lụy đò”.
Đối với những doanh nghiệp lớn, những công ty đại chúng huy động vốn từ các nhà đầu tư ngoài xã hội, nếu thiếu minh bạch trong việc công bố thông tin ra bên ngoài là tự giết mình, là mâu thuẫn với chính cổ đông của mình. Nhưng để công bố thông tin rõ ràng, kịp thời và có hệ thống, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức trực tiếp đến sự tồn vong.
Khi sự cạnh tranh không lành mạnh hoặc cơ chế chính sách thiếu công bằng, việc minh bạch, công khai số liệu kế toán, tình hình tài chính… nhà phân phối, khách hàng, đối tác, ngân hàng cho vay cũng sẽ lộ diện và đây là điểm sơ hở để các đối thủ có thể khai thác, tận dụng “ra đòn”, là điểm nhạy cảm cho những tiêu cực nhũng nhiễu phát sinh. Cái giá phải trả cho sự minh bạch, nhiều khi rất đắt.
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, minh bạch đôi khi chính là “cửa tử” bởi họ cần giữ kín những “bí quyết” và “mối” làm ăn. Mang “nồi cơm” ra giữa thanh thiên bạch nhật, thực tế ở ta, nguy cơ bị mất ăn… luôn đe dọa.
Đây chính là những lý do khiến các doanh nhân cho rằng, minh bạch thông tin ra bên ngoài là một mục tiêu xa xỉ trong môi trường kinh doanh hiện tại bởi những mặt trái rủi ro khó tiên liệu, khó kiểm soát. Thực là muốn đàng hoàng cũng khó và cái khó này thực sự “bó” cái khôn.

Lòng tự trọng bị tổn thương

Vì những lý lẽ nêu trên, tình trạng “làm đẹp” báo cáo, lờ đi các con số thống kê phản ánh trung thực tình hình… đã trở thành “vấn nạn”. Những gì người ta được biết thường có độ “vênh”, thậm chí hoàn toàn méo mó biến dạng so với thực tế. Bệnh thiếu minh bạch ngày càng nặng thêm khi các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách căn cứ vào đó để ra quyết định.
Thiếu minh bạch được coi là căn nguyên của tệ tham nhũng. Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) là một trong những tổ chức phi chính phủ đi đầu trong công cuộc chống tham nhũng, như tuyên truyền, hướng dẫn, cung cấp tài chính cho các quốc gia đẩy mạnh chống tham nhũng, đồng thời trừng phạt kinh tế với các quốc gia thờ ơ với tham nhũng.
Theo thống kê của tổ chức này, ước tính hàng năm số tiền hối lộ trên toàn cầu có thể đạt 20 đến 40 tỉ USD, dùng để “bôi trơn” trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc thủ tục hành chính.
Việt Nam luôn được xếp ở nửa cuối của bảng xếp hạng về chỉ số cảm nhận tham nhũng của TI nhiều năm qua. Điều này hẳn đã làm tổn thương lòng tự trọng của các doanh nhân chân chính.
Nhiều khuyến nghị đã được gửi đến các cơ quan hoạch định chính sách, ngõ hầu mở một lối thoát cho vấn đề này như: Cần sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm tăng cường công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh; tăng cường đối thoại chính sách giữa các cơ quan quản lý với các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chính sách, pháp luật, kịp thời giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực thi, trong sản xuất, kinh doanh và cơ quan quản lý có cơ hội nắm bắt được những phản hồi từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp để có thể điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phù hợp với cơ chế, chính sách nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển; dỡ bớt rào cản tiếp cận thông tin liên quan tới các lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, thanh tra, kiểm tra, chống gian lận trong kinh doanh và phòng, chống tham nhũng v.v…
Song tất cả những điều đó mới là một nửa, nửa còn lại được xác định là nằm ở phía các doanh nghiệp. Văn hóa tuân thủ và tôn trọng sự minh bạch cần phải được doanh nghiệp tự xây dựng. Cải thiện tính minh bạch sẽ dẫn đến quá trình tối ưu hóa ở nhiều cấp độ của doanh nghiệp và điều này đòi hỏi phải bắt đầu từ những thay đổi trong nhận thức, hành vi và cách ứng xử của doanh nhân và mỗi người trong doanh nghiệp.
Theo petrotimes

Việt Nam không tự thiết kế được hệ thống giáo dục


http://www.ttxva.org/viet-nam-khong-tu-thiet-ke-duoc-he-thong-giao-duc-hoan-chinh/





Từ thời các triều đại Phong kiến ở thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 19, giáo dục được rập khuôn theo Trung Hoa. Tới thời kỳ kháng chiến, chúng ta chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp. Sau cách mạng tháng 8, chúng ta chịu ảnh hưởng của giáo dục Liên Xô và Mỹ… tuy vay mượn nhưng ở các thời kỳ đó tương đối ổn định. Hơn 10 gần đây, chúng ta loay hoay tìm hướng đi mới, nhưng thật đáng tiếc là vẫn còn manh mún, chất lượng đào tạo thua kém nhiều nước láng giềng.



Trong thông báo của Hội nghị TƯ 6 nói về đổi mới giáo dục có đoạn viết: “Đây là vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, cần tiếp tục nghiên cứu… để ban hành nghị quyết vào thời gian thích hợp”. Thời gian thích hợp là bao giờ và chúng ta có thể sớm đổi mới giáo dục để đáp ứng được kỳ vọng của toàn dân không? Xin góp ý kiến trả lời cho câu hỏi đó bằng việc điểm qua nền giáo dục của nước ta từ thế kỷ thứ 14 đến nay:

Nền giáo dục của Việt Nam từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 19

Ở thời kỳ này, các triều đại phong kiến Đại Việt xây dựng Nhà nước theo mô hình Nhà nước Nho giáo của Trung Hoa. Từ cơ cấu luật pháp, hành chính đến giáo dục, văn chương và nghệ thuật đều rập khuôn theo mẫu Trung Hoa .
Trong giáo dục thì thực hành chế độ khoa cử, dùng chữ Hán và chữ Nho, đào tạo nhân tài phục vụ cho bộ máy hành chính của các Hoàng Triều và xây dựng những cổ lệ phong kiến địa phương theo Nho giáo. Mỗi khoa thi có 3 kỳ thi quan trọng nhất là thi Hương, thi Hội và thi Đình. Tài liệu dùng để giảng dạy, học tập và thi cử gồm các tài liệu chính của Nho học Trung Hoa là: Tứ thư, Ngũ kinh và Sử Trung Hoa (tức Bắc sử ). Riêng thời Nguyễn (1802-1919) có thêm tài liệu do người Việt biên soạn là: Sơ học vấn tân, Âu học ngũ ngôn thi và Nam sử. Phương pháp giáo dục chủ yếu là dạy, học thuộc lòng.

Nền giáo dục của Việt Nam thời thuộc Pháp ( 1887-1945)

Tháng 8/1858, Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam. Năm 1887, Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam và đã củng cố xong bộ máy cai trị tại nước ta. Từ thập kỷ 1910 ở Việt Nam đã có cuộc cải cách giáo dục, xoá bỏ hoàn toàn Nho học đi cùng với chữ Hán, thay bằng phong trào tân học dùng chữ quốc ngữ. Từ đó tạo ra một tầng lớp trí thức mới xuất thân từ truyền thống Nho giáo nhưng được tiếp cận với Văn hoá Phương Tây.
Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa ở Việt Nam đã ban hành một hệ thống giáo dục dùng cho cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chương trình giáo dục là của Pháp, có chút ít sửa đổi cho phù hợp với người Việt. Tiếng Pháp được dùng là ngôn ngữ chính trong trường học. Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Hệ thống giáo dục này có 3 bậc học: Tiểu học, trung học và đại học. Tại Hà Nội có Khu Đông Dương học xá.
Kể từ sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập 2/9/1945 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chương trình giáo dục ở Việt Nam được gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn, cùng với chương trình Bình dân học vụ xoá nạn mù chữ, được thực hiện ở miền Bắc và miền Trung (trừ miền Nam, quân Pháp đã trở lại xâm lược lần thứ hai) cho đến ngày toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, chương trình giáo dục này được tiếp tục áp dụng trong các vùng kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến năm 1950. Từ năm 1950 đến năm 1956, tại các vùng kháng chiến và sau đó trên toàn miền Bắc đã được gỉải phóng, bậc tiểu học và bậc trung học được xếp xắp thành hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm gồm: 4 năm cấp 1(tiểu học), 3 năm cấp 2 (THCS) và 2 năm cấp 3 (THPT). Từ năm 1956, hệ thống giáo dục phổ thông được xếp xắp lại theo hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm của Liên Xô, gồm: 4 năm cấp 1 (tiểu học), 3 năm cấp 2 (THCS), 3 năm cấp 3 (THPT). Sau 10 năm học, học sinh phải thi tốt nghiệp để nhận bằng THPT.
Từ ngày 6/3/1956, tại Hà Nội đã mở 5 trường đại học, giảng dạy theo chương trình của Liên Xô gồm: Đại học Bách Khoa, Đại học Nông Lâm, Đại học Sư phạm, Đại học tổng hợp (Văn và Khoa học), Đại học Y Dược. Bậc Tiến sĩ thì được gửi đi đào tạo tại Liên Xô, Đông Âu.
Từ năm 1986, trong điều kiện đất nước đã thống nhất và đổi tên là CHXHCNVN, hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm được áp dụng trong cả nước cho đến nay. Sau 12 năm học, học sinh phải dự kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT, sau đó dự kỳ thi quốc gia tuyển sinh đại học.
Trong các trường đại học, tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất. Trong khoảng 10 năm, từ năm 2000 đến năm 2012, số lượng trường đại học và cao đẳng đã phát triển đột biến: 307 trường đại học và cao đẳng đã được thành lập mới hoặc do được nâng cấp. Năm 2012, Việt Nam có khoảng 91 triệu dân, đã có 409 trường đại học và cao đẳng và đào tạo theo tín chỉ.

Nền giáo dục ở miền Nam (1946-1975):

Sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập 2/9/1945 và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Pháp đã đem quân trở lại xâm lược lần thứ hai và trước tiên từ miền Nam. Vì vậy, chương trình giáo dục ở miền Nam vẫn áp dụng theo chương trình của Pháp, cho đến thập kỷ 1970. Trong thời kỳ này đã có chương trình giáo dục do người Việt khởi xướng. Trong thập kỷ 1970 (đến 30/4/1975), hệ thống giáo dục tại miền Nam áp dụng theo mô hình giáo dục của Hoa Kỳ.
Chương trình giáo dục phổ thông là 12 năm, gồm: 5 năm tiểu học, 4 năm trung học đệ nhất cấp, 3 năm trung học đệ nhị cấp. Sau 12 năm học, học sinh phải dự kỳ thi Tú tài để kết thúc chương trình trung học.
Các Trường (và Viện) đại học tại miền Nam đã có trước ngày 30/4/1975 đào tạo các lĩnh vực và các chuyên ngành sau: Y, Dược, Sư phạm, Nông nghiệp, Kinh tế và quản trị, kỹ thuật công nghệ, quốc gia hành chính. Các đại học đào tạo theo tín chỉ.

Lịch sử giáo dục qua các thời kỳ nói trên cho chúng ta 2 kinh nghiệm lớn:

1. Nền giáo dục của Việt Nam ở từng thời kỳ đều vay mượn nền giáo dục nước ngoài (của Trung Hoa phong kiến, Pháp, Liên Xô, Hoa Kỳ). Việt Nam chưa bao giờ tự thiết kế được cho mình một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh.
2. Tuy vay mượn nước ngoài nhưng hệ thống giáo dục ở những thời kỳ đó lại tương đối ổn định. Còn trong khoảng hơn 10 năm gần đây, chúng ta đã rất cố gắng tự mày mò cải cách nền giáo dục nhưng kết cục lại đưa đến những dấu hiệu rất đáng buồn phiền: Hệ thống giáo dục trở thành chắp vá manh mún (dễ thấy nhất là tuy cùng có chức năng đào tạo nghề nhưng Tổng cục đào tạo và Bộ Giáo dục – Đào tạo đã chia cắt thành những cắt cứ riêng. Chất lượng đào tạo bậc đại học và đào tạo nghề dưới đại học ngày càng thua xa các nước láng giềng trong khu vực. Mò mẫm lúng túng đến mức có những quyết sách thụt lùi, như trong việc phong học hàm đã châm trước tiêu chuẩn ngoại ngữ cho chức danh Phó Giáo sư. Thầy cô giáo được ví như những sĩ quan tác chiến ngoài chiến trường thì ngày càng mất dần nhuệ khí, giảm sự gắn bó với nghề dạy học.
Những dấu hiệu đó chứng tỏ Bộ Giáo dục – Đào tạo nhiều năm qua chưa đủ khả năng tự thiết kế một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh để đổi mới.
Theo Giáo Dục

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc . . .




Thưa các anh chị cùng các bạn thân mến, 
Chúng ta, những con người mang trong mình dòng máu Việt Nam, luôn có lòng tự hào của một dân tộc có hơn bốn ngàn năm lịch sử. Và trong suốt chiều dài lịch sử đó, cha ông mình đã biết bao lần phải hy sinh xương máu, đánh đuổi lũ quân xâm lược từ phương Bắc tràn xuống. Hiện tại cũng như quá khứ không xa, Trung Quốc đã gây cho đất nước ta bao nhiêu tang thương, mất mát.
Hiện nay, với một hiện thực thế giới mới, Trung Quốc vẫn âm mưu xâm chiếm lãnh hải và lãnh thổ, từng bước tấn công vào chủ quyền, độc lập quốc gia và muốn biến dân tộc ta thành nô lệ, chư hầu của họ. Vì thế, mỗi người dân chúng ta, trong hoàn cảnh và khả năng riêng của mình, cũng nên thể hiện một điều gì đó dù là nhỏ nhoi để chống lại âm mưu bá quyền đó. 
Việc thiết thực nhất, nằm trong tầm tay và quy định của luật pháp mà chúng ta có thể làm hàng ngày, bất cứ khi nào có thể, đó là: Tẩy chay hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng đang tràn ngập trên đất nước chúng ta
Vì sao chúng ta phải cùng nhau làm thế? 
1. Hàng hóa Trung Quốc phần lớn là hàng kém chất lượng, gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. 
Điều này tất cả chúng ta đều có thể nhận biết được dễ dàng. Hàng ngày, báo chí vẫn đăng rất nhiều về nguy cơ hàng hóa Trung Quốc mang đến cho người sử dụng. Không chỉ là thực phẩm như trái cây, gia vị, đồ uống,... mà còn là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày như quần áo, vải vóc, giày dép, đồ chơi,... cho đến những vật dụng có giá trị hơn như đồ dùng điện tử, xe máy và cả ô tô. Những tác hại mà sản phẩm Trung Quốc mang lại là rất khó lường và không thể kiểm soát được. Nguy cơ này đã được các cơ quan kiểm định chất lượng của VN và nước ngoài khẳng định. 
Ngày hôm nay rất nhiều nước trên thế giới đã tổ chức tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, từ Liên minh châu Âu đến Mỹ, lan sang các nước châu Á, Nam Mỹ và tận cả châu Phi. Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc đã và đang trở thành xu hướng của cả thế giới. 
2. Việt Nam chúng ta chịu quá nhiều thiệt thòi trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. 
Trong vòng hơn 10 năm, kể từ năm 2001 đến nay, tốc độ nhập siêu Trung Quốc vào Việt Nam tăng lên với tốc độ chóng mặt, từ 200 triệu USD lên 11,5 tỷ USD năm 2009, và dự đoán năm 2012 sẽ là 13 tỷ USD. Lượng thâm hụt này còn cao hơn cả tổng thâm hụt thương mại của Việt Nam năm nay là 9,6 tỷ USD (theo dự đoán của HSBC). Đây là một điều rất đáng lo ngại đối với nền kinh tế Việt Nam, thể hiện sự phụ thuộc quá mức của chúng ta vào Trung Quốc. Hay nói một cách khác, nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc và rơi vào âm mưu khống chế của Trung Quốc. 
Chính sách của Trung Quốc trong việc buôn bán với Việt Nam thì sao? 
Chính phủ Trung Quốc tiếp tục triển khai một loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nước họ bằng cách đẩy hàng hóa đi các nước, tập trung vào những nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Các chính sách như hoàn thuế, hỗ trợ lãi suất nhằm kích thích doanh nghiệp xuất khẩu càng nhiều càng tốt. Thậm chí công ty Việt Nam có văn phòng tại Trung Quốc, mua hàng của Trung Quốc xuất về Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi này. Theo đó, chỉ cần mua hàng, nguyên vật liệu của Trung Quốc phục vụ xuất khẩu, doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn hàng. Trong chính sách này, tất cả mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng 17%, chưa kể các chương trình hỗ trợ mua máy móc, thiết bị do Trung Quốc sản xuất với mức ưu đãi nhất. Chính quyền Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy, công xưởng khi hỗ trợ vay vốn lãi suất chỉ từ 1-2%. Những điều kiện đó nhằm giúp doanh nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất ra những sản phẩm số lượng lớn với chi phí rẻ nhất. Ngoài nông sản, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng, may mặc của Việt Nam khó cạnh tranh lại được. Không ít doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm lực tài chính đang xúc tiến việc mua lại các xưởng, nhà máy của doanh nghiệp Việt Nam để xâm nhập thị trường Việt Nam. Trung Quốc đang tìm mọi cách để phủ hàng hóa tại thị trường Việt Nam một cách nhanh và sâu nhất. 
Còn Việt Nam, do chính sách tập trung xuất khẩu mà không quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa, làm cho hàng hóa Trung Quốc tràn ngập trên thị trường. Việt Nam chỉ xuất khẩu chủ yếu là than đá, dầu mỏ,... chủ yếu là sản phẩm thô. Hàng hóa chúng ta xuất đi chỉ được qua các cửa khẩu đường bộ nhất định như Lạng Sơn, Móng Cái,... Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam bằng bất cứ phương thức nào, từ đường bộ, tàu thủy hay hàng không. Vì thế, Trung Quốc thường xuyên gây khó dễ cho hàng hóa chúng ta, gây tắc nghẽn ở cửa khẩu, chậm tiến trình. Kết quả là gì?: Lãnh vực hoạt động, sản xuất nội địa của ta bị bóp chết và kinh tế Việt Nam bị khống chế bởi Trung Quốc. 
3. Song song với âm mưu xâm lược và thống trị kinh tế là âm mưu bành trướng và chủ trương từng bước xâm lược. 
Đặc biệt, là thái độ ngang ngược, bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian trước đó và gần đây ngày càng hung hãn hơn. 
Trước đây, năm 1974, trận hải chiến trên Hoàng Sa đã làm 50 chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng trước khi quần đảo này hoàn toàn về tay Trung Quốc. Năm 1988, một cuộc đụng độ với hải quân Trung Quốc gần Trường Sa cũng khiến Việt Nam mất gần 70 thủy thủ. 
Ngày 26 tháng 5 năm 2011, ba tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển miền Trung, chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý. 
Ngày 9 tháng 6 năm 2011, 2 tuần sau vụ tàu Bình Minh 02, một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê lại tiếp tục bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị. 
Gần đây nhất, Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta. Tập đoàn dầu khí Trung Quốc tuyên bố đấu thầu quốc tế khai thác dầu mỏ với trữ lượng khá lớn tại Biển Đông trong vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc còn xua 23.000 tàu cá của họ xuống Biển Đông. Trung Quốc đã tự tiện tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích Biển Đông. Các tướng lĩnh Trung Quốc thay nhau tuyên bố với thế giới với lời lẽ và thái độ rất hung hăng và hiếu chiến. Đặc biệt, Trung Quốc thể hiện thái độ hành xử vô lối, ngang ngược bằng cách thường xuyên bắt bớ, hủy hoại và nghiêm trọng hơn là bắn giết ngư dân, đâm chìm tàu cá trên Biển Đông. Chúng đã gây ra biết bao đau thương, tang tóc cho những người ngư dân của chúng ta hằng ngày bám biển, gìn giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. 
Vì thế, với trách nhiệm của một người dân đất Việt, trước âm mưu bá quyền ngang ngược của Trung Quốc, chúng ta hãy cùng nhau thể hiện thái độ của mình trước kẻ thù đang xâm chiếm hoành hành trên biển đảo cha ông từ ngàn xưa để lại. 
Ngày xưa chàng thanh niên Trần Quốc Toản trẻ tuổi không được vua cho dự bàn Hội nghị Bình Than để bàn kế chống giặc ngoại xâm đã mang lòng hổ thẹn, phẫn nộ và bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết. Chàng trai Quốc Toản ấy đã biến căm hờn và lòng yêu nước thành hành động đã lui về, quy tụ bạn bè, thân thuộc và lên đường với lá cờ sáu chữ::"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). 
Ngày hôm nay, noi gương tiền nhân và hùng khí tuổi trẻ Việt Nam từ ngàn năm xưa, chúng ta cùng nhau bắt đầu bằng một công việc khiêm tốn như Trần Quốc Toản bóp nát trái cam nhỏ bé ngày nào. Đó là: 
- Tẩy chay sản phẩm của Trung Quốc; 
- Từ chối để mặc cho Việt Nam rơi vào vòng nô lệ kinh tế Trung Quốc và vô tình tiếp tay hủy diệt nền sản xuất nội địa của đồng bào ta; 
- Từ chối tiếp tay làm giàu cho những kẻ đã bắt bớ, đánh đập, giam cầm đồng bào ngư dân, đã xâm lấn và cướp đất cướp biển của Việt Nam chúng ta.
Xin mời các bạn, chúng ta cùng bắt đầu bằng sự quay lưng với một món hàng của Trung Quốc. 
Chúng ta bắt đầu bằng một bài viết nghiêm túc hay phổ biến về những độc hại của sản phẩm Trung Quốc. 
Chúng ta bắt đầu bằng một nhóm bạn bè xuống chợ để chuyển tải thông điệp tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. 
Chúng ta bắt đầu bằng những chiếc áo mang hàng chữ Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc - Boycott made in China products. 
Chúng ta bắt đầu bằng những chiếc xe đạp cùng nhau khắp phố phường với những chiếc áo ấy. 
Chúng ta bắt đầu bằng những avatar trên mạng, những biểu tượng trên vách tường, từ hẻm nhỏ đến phố phường hàng chữ TẨY CHAY...
Và chúng ta bắt đầu bằng mỗi chúng ta. Chiếc ly đang khô khốc. Mỗi người chúng ta hãy là một giọt nước ban đầu. 

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Mỹ - một quốc gia lạc hậu?

http://thinhoi001-thinhoi001.blogspot.com/






 
1. Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém phát triển.

Ở trường trung học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát triển thì môi trường lại càng bị xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi, các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp hóa! Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu tích của công nghiệp hóa!

2. Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. 
Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.


3 Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. 
Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời... Hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà như thời phong kiến!



4. Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. 
Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào... Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó quả thật là một xã hội sơ khai.


5. Người Mỹ không biết tự trọng. 
Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng hoành tráng; họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Hầu như lúc nào họ cũng mặc áo phông, quần bò. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị "PhD" lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức chính phủ....


6. Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả. 
Ngay từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức...Chẳng hề có lớp học của các thần đồng hay chọn lọc nào cả. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào nhắc tới chuyện đó.

 

7. Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. 
Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng Không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc... thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi? ...Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không biết tận dụng?


8. Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng. 
Đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây thơ "Chúa phù hộ cho nước Mỹ". Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng...
9. Người Mỹ không có khái niệm thời gian. 
Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào hàng để chờ đợi....

 

10. Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: 
Bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa khi đã mua rồi mà không ai hỏi lý do cơ chứ?


11. Nước Mỹ không an toàn  
95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi? 


12. Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối.
 95% lái xe đều không dám vượt đèn đỏ... mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa.

13. Người Mỹ thiếu xúc cảm.
 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm, chăm sóc lãnh đạo của mình. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa "hồng bao" (phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau...

Phu Nguyen

(504) 722-0115
(ThachTa sưu tầm)