Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Minh bạch – một mục tiêu xa xỉ !

http://www.ttxva.org/minh-bach-mot-muc-tieu-xa-xi/


Chúng ta đều biết, sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng để thực hiện được điều rõ ràng này, thực ra lại chẳng dễ dàng.


Muốn đàng hoàng cũng khó

“Hiện có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam dường như còn khá xa lạ với khái niệm minh bạch và nhất quán. Trong khi đó, đối với các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam khái niệm này lại khá phổ biến, là một đặc trưng trong phương thức kinh doanh, xác định nó là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp”.
Đây là kết luận của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) mới được đưa ra trong buổi hội thảo đối thoại chính sách ngày 16/10/2012 với chủ đề “Doanh nghiệp và thách thức phát triển bền vững” do VCCI và Thanh tra Chính phủ tổ chức.
Sự thực thì đa số chủ các doanh nghiệp Việt Nam không hề “xa lạ” với nhận thức thuộc loại “cơ bản” nhất này khi bước vào thương trường. Họ đều biết rằng, các chính sách nhất quán và minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp của họ xây dựng được thương hiệu, duy trì sự tin cậy của các đối tác, khách hàng, cổ đông… từ đó giúp ổn định hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh, tăng trưởng bền vững. Kinh doanh dựa trên nền tảng của sự minh bạch cũng là con đường tất yếu của các doanh nghiệp muốn phát triển, nâng cao vị thế, uy tín trong cộng đồng, trong xã hội và trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Tính minh bạch được hiểu không chỉ giới hạn trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà còn là minh bạch trong việc quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp doanh nghiệp điều chỉnh khắc phục kịp thời điểm yếu, phát huy thế mạnh. Sự minh bạch là một thứ tài sản vô hình rất có giá trị đối với bản thân doanh nghiệp, tài sản niềm tin của các nhà đầu tư, các đối tác, ngân hàng…

Tuy nhiên, áp lực nào khiến cho các doanh nghiệp khó thực thi sự minh bạch?

Tại hội nghị này, đại diện nhiều doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước đã cùng thống nhất một điểm rằng, những bất cập trong chính sách, pháp luật có nguy cơ làm nảy sinh tệ nạn tham nhũng, hối lộ, tác động tiêu cực tới tính liêm chính và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
Theo kết quả điều tra vừa mới được công bố của Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) thì có đến 69% doanh nghiệp được hỏi đã thừa nhận rằng, họ đang là nạn nhân của tham nhũng, tức là phải chi trả những chi phí ngoài quy định cho một số cán bộ, cơ quan quản lý Nhà nước. Chưa kể nhiều doanh nghiệp rơi vào trường hợp “không tiện nói ra”.
Doanh nghiệp tuy có kênh để phản ánh nhưng cũng không dám phản ứng, thường là âm thầm chịu đựng và chấp nhận chuyện “qua sông phải lụy đò”.
Đối với những doanh nghiệp lớn, những công ty đại chúng huy động vốn từ các nhà đầu tư ngoài xã hội, nếu thiếu minh bạch trong việc công bố thông tin ra bên ngoài là tự giết mình, là mâu thuẫn với chính cổ đông của mình. Nhưng để công bố thông tin rõ ràng, kịp thời và có hệ thống, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức trực tiếp đến sự tồn vong.
Khi sự cạnh tranh không lành mạnh hoặc cơ chế chính sách thiếu công bằng, việc minh bạch, công khai số liệu kế toán, tình hình tài chính… nhà phân phối, khách hàng, đối tác, ngân hàng cho vay cũng sẽ lộ diện và đây là điểm sơ hở để các đối thủ có thể khai thác, tận dụng “ra đòn”, là điểm nhạy cảm cho những tiêu cực nhũng nhiễu phát sinh. Cái giá phải trả cho sự minh bạch, nhiều khi rất đắt.
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, minh bạch đôi khi chính là “cửa tử” bởi họ cần giữ kín những “bí quyết” và “mối” làm ăn. Mang “nồi cơm” ra giữa thanh thiên bạch nhật, thực tế ở ta, nguy cơ bị mất ăn… luôn đe dọa.
Đây chính là những lý do khiến các doanh nhân cho rằng, minh bạch thông tin ra bên ngoài là một mục tiêu xa xỉ trong môi trường kinh doanh hiện tại bởi những mặt trái rủi ro khó tiên liệu, khó kiểm soát. Thực là muốn đàng hoàng cũng khó và cái khó này thực sự “bó” cái khôn.

Lòng tự trọng bị tổn thương

Vì những lý lẽ nêu trên, tình trạng “làm đẹp” báo cáo, lờ đi các con số thống kê phản ánh trung thực tình hình… đã trở thành “vấn nạn”. Những gì người ta được biết thường có độ “vênh”, thậm chí hoàn toàn méo mó biến dạng so với thực tế. Bệnh thiếu minh bạch ngày càng nặng thêm khi các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách căn cứ vào đó để ra quyết định.
Thiếu minh bạch được coi là căn nguyên của tệ tham nhũng. Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) là một trong những tổ chức phi chính phủ đi đầu trong công cuộc chống tham nhũng, như tuyên truyền, hướng dẫn, cung cấp tài chính cho các quốc gia đẩy mạnh chống tham nhũng, đồng thời trừng phạt kinh tế với các quốc gia thờ ơ với tham nhũng.
Theo thống kê của tổ chức này, ước tính hàng năm số tiền hối lộ trên toàn cầu có thể đạt 20 đến 40 tỉ USD, dùng để “bôi trơn” trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc thủ tục hành chính.
Việt Nam luôn được xếp ở nửa cuối của bảng xếp hạng về chỉ số cảm nhận tham nhũng của TI nhiều năm qua. Điều này hẳn đã làm tổn thương lòng tự trọng của các doanh nhân chân chính.
Nhiều khuyến nghị đã được gửi đến các cơ quan hoạch định chính sách, ngõ hầu mở một lối thoát cho vấn đề này như: Cần sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm tăng cường công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh; tăng cường đối thoại chính sách giữa các cơ quan quản lý với các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chính sách, pháp luật, kịp thời giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực thi, trong sản xuất, kinh doanh và cơ quan quản lý có cơ hội nắm bắt được những phản hồi từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp để có thể điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phù hợp với cơ chế, chính sách nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển; dỡ bớt rào cản tiếp cận thông tin liên quan tới các lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, thanh tra, kiểm tra, chống gian lận trong kinh doanh và phòng, chống tham nhũng v.v…
Song tất cả những điều đó mới là một nửa, nửa còn lại được xác định là nằm ở phía các doanh nghiệp. Văn hóa tuân thủ và tôn trọng sự minh bạch cần phải được doanh nghiệp tự xây dựng. Cải thiện tính minh bạch sẽ dẫn đến quá trình tối ưu hóa ở nhiều cấp độ của doanh nghiệp và điều này đòi hỏi phải bắt đầu từ những thay đổi trong nhận thức, hành vi và cách ứng xử của doanh nhân và mỗi người trong doanh nghiệp.
Theo petrotimes

Việt Nam không tự thiết kế được hệ thống giáo dục


http://www.ttxva.org/viet-nam-khong-tu-thiet-ke-duoc-he-thong-giao-duc-hoan-chinh/





Từ thời các triều đại Phong kiến ở thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 19, giáo dục được rập khuôn theo Trung Hoa. Tới thời kỳ kháng chiến, chúng ta chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp. Sau cách mạng tháng 8, chúng ta chịu ảnh hưởng của giáo dục Liên Xô và Mỹ… tuy vay mượn nhưng ở các thời kỳ đó tương đối ổn định. Hơn 10 gần đây, chúng ta loay hoay tìm hướng đi mới, nhưng thật đáng tiếc là vẫn còn manh mún, chất lượng đào tạo thua kém nhiều nước láng giềng.



Trong thông báo của Hội nghị TƯ 6 nói về đổi mới giáo dục có đoạn viết: “Đây là vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, cần tiếp tục nghiên cứu… để ban hành nghị quyết vào thời gian thích hợp”. Thời gian thích hợp là bao giờ và chúng ta có thể sớm đổi mới giáo dục để đáp ứng được kỳ vọng của toàn dân không? Xin góp ý kiến trả lời cho câu hỏi đó bằng việc điểm qua nền giáo dục của nước ta từ thế kỷ thứ 14 đến nay:

Nền giáo dục của Việt Nam từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 19

Ở thời kỳ này, các triều đại phong kiến Đại Việt xây dựng Nhà nước theo mô hình Nhà nước Nho giáo của Trung Hoa. Từ cơ cấu luật pháp, hành chính đến giáo dục, văn chương và nghệ thuật đều rập khuôn theo mẫu Trung Hoa .
Trong giáo dục thì thực hành chế độ khoa cử, dùng chữ Hán và chữ Nho, đào tạo nhân tài phục vụ cho bộ máy hành chính của các Hoàng Triều và xây dựng những cổ lệ phong kiến địa phương theo Nho giáo. Mỗi khoa thi có 3 kỳ thi quan trọng nhất là thi Hương, thi Hội và thi Đình. Tài liệu dùng để giảng dạy, học tập và thi cử gồm các tài liệu chính của Nho học Trung Hoa là: Tứ thư, Ngũ kinh và Sử Trung Hoa (tức Bắc sử ). Riêng thời Nguyễn (1802-1919) có thêm tài liệu do người Việt biên soạn là: Sơ học vấn tân, Âu học ngũ ngôn thi và Nam sử. Phương pháp giáo dục chủ yếu là dạy, học thuộc lòng.

Nền giáo dục của Việt Nam thời thuộc Pháp ( 1887-1945)

Tháng 8/1858, Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam. Năm 1887, Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam và đã củng cố xong bộ máy cai trị tại nước ta. Từ thập kỷ 1910 ở Việt Nam đã có cuộc cải cách giáo dục, xoá bỏ hoàn toàn Nho học đi cùng với chữ Hán, thay bằng phong trào tân học dùng chữ quốc ngữ. Từ đó tạo ra một tầng lớp trí thức mới xuất thân từ truyền thống Nho giáo nhưng được tiếp cận với Văn hoá Phương Tây.
Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa ở Việt Nam đã ban hành một hệ thống giáo dục dùng cho cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chương trình giáo dục là của Pháp, có chút ít sửa đổi cho phù hợp với người Việt. Tiếng Pháp được dùng là ngôn ngữ chính trong trường học. Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Hệ thống giáo dục này có 3 bậc học: Tiểu học, trung học và đại học. Tại Hà Nội có Khu Đông Dương học xá.
Kể từ sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập 2/9/1945 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chương trình giáo dục ở Việt Nam được gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn, cùng với chương trình Bình dân học vụ xoá nạn mù chữ, được thực hiện ở miền Bắc và miền Trung (trừ miền Nam, quân Pháp đã trở lại xâm lược lần thứ hai) cho đến ngày toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, chương trình giáo dục này được tiếp tục áp dụng trong các vùng kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến năm 1950. Từ năm 1950 đến năm 1956, tại các vùng kháng chiến và sau đó trên toàn miền Bắc đã được gỉải phóng, bậc tiểu học và bậc trung học được xếp xắp thành hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm gồm: 4 năm cấp 1(tiểu học), 3 năm cấp 2 (THCS) và 2 năm cấp 3 (THPT). Từ năm 1956, hệ thống giáo dục phổ thông được xếp xắp lại theo hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm của Liên Xô, gồm: 4 năm cấp 1 (tiểu học), 3 năm cấp 2 (THCS), 3 năm cấp 3 (THPT). Sau 10 năm học, học sinh phải thi tốt nghiệp để nhận bằng THPT.
Từ ngày 6/3/1956, tại Hà Nội đã mở 5 trường đại học, giảng dạy theo chương trình của Liên Xô gồm: Đại học Bách Khoa, Đại học Nông Lâm, Đại học Sư phạm, Đại học tổng hợp (Văn và Khoa học), Đại học Y Dược. Bậc Tiến sĩ thì được gửi đi đào tạo tại Liên Xô, Đông Âu.
Từ năm 1986, trong điều kiện đất nước đã thống nhất và đổi tên là CHXHCNVN, hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm được áp dụng trong cả nước cho đến nay. Sau 12 năm học, học sinh phải dự kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT, sau đó dự kỳ thi quốc gia tuyển sinh đại học.
Trong các trường đại học, tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất. Trong khoảng 10 năm, từ năm 2000 đến năm 2012, số lượng trường đại học và cao đẳng đã phát triển đột biến: 307 trường đại học và cao đẳng đã được thành lập mới hoặc do được nâng cấp. Năm 2012, Việt Nam có khoảng 91 triệu dân, đã có 409 trường đại học và cao đẳng và đào tạo theo tín chỉ.

Nền giáo dục ở miền Nam (1946-1975):

Sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập 2/9/1945 và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Pháp đã đem quân trở lại xâm lược lần thứ hai và trước tiên từ miền Nam. Vì vậy, chương trình giáo dục ở miền Nam vẫn áp dụng theo chương trình của Pháp, cho đến thập kỷ 1970. Trong thời kỳ này đã có chương trình giáo dục do người Việt khởi xướng. Trong thập kỷ 1970 (đến 30/4/1975), hệ thống giáo dục tại miền Nam áp dụng theo mô hình giáo dục của Hoa Kỳ.
Chương trình giáo dục phổ thông là 12 năm, gồm: 5 năm tiểu học, 4 năm trung học đệ nhất cấp, 3 năm trung học đệ nhị cấp. Sau 12 năm học, học sinh phải dự kỳ thi Tú tài để kết thúc chương trình trung học.
Các Trường (và Viện) đại học tại miền Nam đã có trước ngày 30/4/1975 đào tạo các lĩnh vực và các chuyên ngành sau: Y, Dược, Sư phạm, Nông nghiệp, Kinh tế và quản trị, kỹ thuật công nghệ, quốc gia hành chính. Các đại học đào tạo theo tín chỉ.

Lịch sử giáo dục qua các thời kỳ nói trên cho chúng ta 2 kinh nghiệm lớn:

1. Nền giáo dục của Việt Nam ở từng thời kỳ đều vay mượn nền giáo dục nước ngoài (của Trung Hoa phong kiến, Pháp, Liên Xô, Hoa Kỳ). Việt Nam chưa bao giờ tự thiết kế được cho mình một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh.
2. Tuy vay mượn nước ngoài nhưng hệ thống giáo dục ở những thời kỳ đó lại tương đối ổn định. Còn trong khoảng hơn 10 năm gần đây, chúng ta đã rất cố gắng tự mày mò cải cách nền giáo dục nhưng kết cục lại đưa đến những dấu hiệu rất đáng buồn phiền: Hệ thống giáo dục trở thành chắp vá manh mún (dễ thấy nhất là tuy cùng có chức năng đào tạo nghề nhưng Tổng cục đào tạo và Bộ Giáo dục – Đào tạo đã chia cắt thành những cắt cứ riêng. Chất lượng đào tạo bậc đại học và đào tạo nghề dưới đại học ngày càng thua xa các nước láng giềng trong khu vực. Mò mẫm lúng túng đến mức có những quyết sách thụt lùi, như trong việc phong học hàm đã châm trước tiêu chuẩn ngoại ngữ cho chức danh Phó Giáo sư. Thầy cô giáo được ví như những sĩ quan tác chiến ngoài chiến trường thì ngày càng mất dần nhuệ khí, giảm sự gắn bó với nghề dạy học.
Những dấu hiệu đó chứng tỏ Bộ Giáo dục – Đào tạo nhiều năm qua chưa đủ khả năng tự thiết kế một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh để đổi mới.
Theo Giáo Dục

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc . . .




Thưa các anh chị cùng các bạn thân mến, 
Chúng ta, những con người mang trong mình dòng máu Việt Nam, luôn có lòng tự hào của một dân tộc có hơn bốn ngàn năm lịch sử. Và trong suốt chiều dài lịch sử đó, cha ông mình đã biết bao lần phải hy sinh xương máu, đánh đuổi lũ quân xâm lược từ phương Bắc tràn xuống. Hiện tại cũng như quá khứ không xa, Trung Quốc đã gây cho đất nước ta bao nhiêu tang thương, mất mát.
Hiện nay, với một hiện thực thế giới mới, Trung Quốc vẫn âm mưu xâm chiếm lãnh hải và lãnh thổ, từng bước tấn công vào chủ quyền, độc lập quốc gia và muốn biến dân tộc ta thành nô lệ, chư hầu của họ. Vì thế, mỗi người dân chúng ta, trong hoàn cảnh và khả năng riêng của mình, cũng nên thể hiện một điều gì đó dù là nhỏ nhoi để chống lại âm mưu bá quyền đó. 
Việc thiết thực nhất, nằm trong tầm tay và quy định của luật pháp mà chúng ta có thể làm hàng ngày, bất cứ khi nào có thể, đó là: Tẩy chay hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng đang tràn ngập trên đất nước chúng ta
Vì sao chúng ta phải cùng nhau làm thế? 
1. Hàng hóa Trung Quốc phần lớn là hàng kém chất lượng, gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. 
Điều này tất cả chúng ta đều có thể nhận biết được dễ dàng. Hàng ngày, báo chí vẫn đăng rất nhiều về nguy cơ hàng hóa Trung Quốc mang đến cho người sử dụng. Không chỉ là thực phẩm như trái cây, gia vị, đồ uống,... mà còn là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày như quần áo, vải vóc, giày dép, đồ chơi,... cho đến những vật dụng có giá trị hơn như đồ dùng điện tử, xe máy và cả ô tô. Những tác hại mà sản phẩm Trung Quốc mang lại là rất khó lường và không thể kiểm soát được. Nguy cơ này đã được các cơ quan kiểm định chất lượng của VN và nước ngoài khẳng định. 
Ngày hôm nay rất nhiều nước trên thế giới đã tổ chức tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, từ Liên minh châu Âu đến Mỹ, lan sang các nước châu Á, Nam Mỹ và tận cả châu Phi. Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc đã và đang trở thành xu hướng của cả thế giới. 
2. Việt Nam chúng ta chịu quá nhiều thiệt thòi trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. 
Trong vòng hơn 10 năm, kể từ năm 2001 đến nay, tốc độ nhập siêu Trung Quốc vào Việt Nam tăng lên với tốc độ chóng mặt, từ 200 triệu USD lên 11,5 tỷ USD năm 2009, và dự đoán năm 2012 sẽ là 13 tỷ USD. Lượng thâm hụt này còn cao hơn cả tổng thâm hụt thương mại của Việt Nam năm nay là 9,6 tỷ USD (theo dự đoán của HSBC). Đây là một điều rất đáng lo ngại đối với nền kinh tế Việt Nam, thể hiện sự phụ thuộc quá mức của chúng ta vào Trung Quốc. Hay nói một cách khác, nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc và rơi vào âm mưu khống chế của Trung Quốc. 
Chính sách của Trung Quốc trong việc buôn bán với Việt Nam thì sao? 
Chính phủ Trung Quốc tiếp tục triển khai một loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nước họ bằng cách đẩy hàng hóa đi các nước, tập trung vào những nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Các chính sách như hoàn thuế, hỗ trợ lãi suất nhằm kích thích doanh nghiệp xuất khẩu càng nhiều càng tốt. Thậm chí công ty Việt Nam có văn phòng tại Trung Quốc, mua hàng của Trung Quốc xuất về Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi này. Theo đó, chỉ cần mua hàng, nguyên vật liệu của Trung Quốc phục vụ xuất khẩu, doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn hàng. Trong chính sách này, tất cả mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng 17%, chưa kể các chương trình hỗ trợ mua máy móc, thiết bị do Trung Quốc sản xuất với mức ưu đãi nhất. Chính quyền Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy, công xưởng khi hỗ trợ vay vốn lãi suất chỉ từ 1-2%. Những điều kiện đó nhằm giúp doanh nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất ra những sản phẩm số lượng lớn với chi phí rẻ nhất. Ngoài nông sản, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng, may mặc của Việt Nam khó cạnh tranh lại được. Không ít doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm lực tài chính đang xúc tiến việc mua lại các xưởng, nhà máy của doanh nghiệp Việt Nam để xâm nhập thị trường Việt Nam. Trung Quốc đang tìm mọi cách để phủ hàng hóa tại thị trường Việt Nam một cách nhanh và sâu nhất. 
Còn Việt Nam, do chính sách tập trung xuất khẩu mà không quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa, làm cho hàng hóa Trung Quốc tràn ngập trên thị trường. Việt Nam chỉ xuất khẩu chủ yếu là than đá, dầu mỏ,... chủ yếu là sản phẩm thô. Hàng hóa chúng ta xuất đi chỉ được qua các cửa khẩu đường bộ nhất định như Lạng Sơn, Móng Cái,... Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam bằng bất cứ phương thức nào, từ đường bộ, tàu thủy hay hàng không. Vì thế, Trung Quốc thường xuyên gây khó dễ cho hàng hóa chúng ta, gây tắc nghẽn ở cửa khẩu, chậm tiến trình. Kết quả là gì?: Lãnh vực hoạt động, sản xuất nội địa của ta bị bóp chết và kinh tế Việt Nam bị khống chế bởi Trung Quốc. 
3. Song song với âm mưu xâm lược và thống trị kinh tế là âm mưu bành trướng và chủ trương từng bước xâm lược. 
Đặc biệt, là thái độ ngang ngược, bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian trước đó và gần đây ngày càng hung hãn hơn. 
Trước đây, năm 1974, trận hải chiến trên Hoàng Sa đã làm 50 chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng trước khi quần đảo này hoàn toàn về tay Trung Quốc. Năm 1988, một cuộc đụng độ với hải quân Trung Quốc gần Trường Sa cũng khiến Việt Nam mất gần 70 thủy thủ. 
Ngày 26 tháng 5 năm 2011, ba tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển miền Trung, chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý. 
Ngày 9 tháng 6 năm 2011, 2 tuần sau vụ tàu Bình Minh 02, một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê lại tiếp tục bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị. 
Gần đây nhất, Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta. Tập đoàn dầu khí Trung Quốc tuyên bố đấu thầu quốc tế khai thác dầu mỏ với trữ lượng khá lớn tại Biển Đông trong vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc còn xua 23.000 tàu cá của họ xuống Biển Đông. Trung Quốc đã tự tiện tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích Biển Đông. Các tướng lĩnh Trung Quốc thay nhau tuyên bố với thế giới với lời lẽ và thái độ rất hung hăng và hiếu chiến. Đặc biệt, Trung Quốc thể hiện thái độ hành xử vô lối, ngang ngược bằng cách thường xuyên bắt bớ, hủy hoại và nghiêm trọng hơn là bắn giết ngư dân, đâm chìm tàu cá trên Biển Đông. Chúng đã gây ra biết bao đau thương, tang tóc cho những người ngư dân của chúng ta hằng ngày bám biển, gìn giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. 
Vì thế, với trách nhiệm của một người dân đất Việt, trước âm mưu bá quyền ngang ngược của Trung Quốc, chúng ta hãy cùng nhau thể hiện thái độ của mình trước kẻ thù đang xâm chiếm hoành hành trên biển đảo cha ông từ ngàn xưa để lại. 
Ngày xưa chàng thanh niên Trần Quốc Toản trẻ tuổi không được vua cho dự bàn Hội nghị Bình Than để bàn kế chống giặc ngoại xâm đã mang lòng hổ thẹn, phẫn nộ và bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết. Chàng trai Quốc Toản ấy đã biến căm hờn và lòng yêu nước thành hành động đã lui về, quy tụ bạn bè, thân thuộc và lên đường với lá cờ sáu chữ::"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). 
Ngày hôm nay, noi gương tiền nhân và hùng khí tuổi trẻ Việt Nam từ ngàn năm xưa, chúng ta cùng nhau bắt đầu bằng một công việc khiêm tốn như Trần Quốc Toản bóp nát trái cam nhỏ bé ngày nào. Đó là: 
- Tẩy chay sản phẩm của Trung Quốc; 
- Từ chối để mặc cho Việt Nam rơi vào vòng nô lệ kinh tế Trung Quốc và vô tình tiếp tay hủy diệt nền sản xuất nội địa của đồng bào ta; 
- Từ chối tiếp tay làm giàu cho những kẻ đã bắt bớ, đánh đập, giam cầm đồng bào ngư dân, đã xâm lấn và cướp đất cướp biển của Việt Nam chúng ta.
Xin mời các bạn, chúng ta cùng bắt đầu bằng sự quay lưng với một món hàng của Trung Quốc. 
Chúng ta bắt đầu bằng một bài viết nghiêm túc hay phổ biến về những độc hại của sản phẩm Trung Quốc. 
Chúng ta bắt đầu bằng một nhóm bạn bè xuống chợ để chuyển tải thông điệp tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. 
Chúng ta bắt đầu bằng những chiếc áo mang hàng chữ Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc - Boycott made in China products. 
Chúng ta bắt đầu bằng những chiếc xe đạp cùng nhau khắp phố phường với những chiếc áo ấy. 
Chúng ta bắt đầu bằng những avatar trên mạng, những biểu tượng trên vách tường, từ hẻm nhỏ đến phố phường hàng chữ TẨY CHAY...
Và chúng ta bắt đầu bằng mỗi chúng ta. Chiếc ly đang khô khốc. Mỗi người chúng ta hãy là một giọt nước ban đầu. 

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Mỹ - một quốc gia lạc hậu?

http://thinhoi001-thinhoi001.blogspot.com/






 
1. Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém phát triển.

Ở trường trung học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát triển thì môi trường lại càng bị xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi, các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp hóa! Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu tích của công nghiệp hóa!

2. Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. 
Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.


3 Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. 
Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời... Hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà như thời phong kiến!



4. Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. 
Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào... Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó quả thật là một xã hội sơ khai.


5. Người Mỹ không biết tự trọng. 
Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng hoành tráng; họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Hầu như lúc nào họ cũng mặc áo phông, quần bò. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị "PhD" lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức chính phủ....


6. Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả. 
Ngay từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức...Chẳng hề có lớp học của các thần đồng hay chọn lọc nào cả. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào nhắc tới chuyện đó.

 

7. Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. 
Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng Không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc... thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi? ...Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không biết tận dụng?


8. Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng. 
Đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây thơ "Chúa phù hộ cho nước Mỹ". Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng...
9. Người Mỹ không có khái niệm thời gian. 
Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào hàng để chờ đợi....

 

10. Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: 
Bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa khi đã mua rồi mà không ai hỏi lý do cơ chứ?


11. Nước Mỹ không an toàn  
95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi? 


12. Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối.
 95% lái xe đều không dám vượt đèn đỏ... mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa.

13. Người Mỹ thiếu xúc cảm.
 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm, chăm sóc lãnh đạo của mình. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa "hồng bao" (phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau...

Phu Nguyen

(504) 722-0115
(ThachTa sưu tầm)

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Lòng tự trọng của một cô giáo trẻ

http://phongchongthamnhungvietnam2012.blogspot.com/2012/10/tu-llong-tu-trong-cua-mot-co-gai-tre.html


Từ lòng tự trọng của một cô giáo trẻ, nhìn lại những bộ mặt dày của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục và của ông Thủ tướng!

Chỉ một sai sót từ việc chấm bài có câu ca dao "canh gà Thọ xương" mà một cô giáo trẻ đã xin nghỉ việc vì lòng tự trọng và phải nhập viện vì sốc bởi sự phê phán của dư luận. Một sự việc đã nói lên điều gì? Lỗi vì ai và trách ai đây?

- "Nhân bất thập toàn", sai sót trong công việc là điều tất yếu. Hơn nữa, theo kết quả điều tra thì sai sót của cô giáo là do nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm do vừa mới ra trường chứ không phải do kiến thức. Vậy là sai sót không lớn, hoàn toàn có thể sửa đổi và được dư luận tha thứ. Vậy mà, vì lòng tự trọng cô đã xin nghỉ, phải nhập viện. Có chút đáng trách trong công việc, chút đáng thương vì phải chịu áp lực dư luận nhưng hơn tất cả là sự đáng quý về lòng tự trọng. Có nhất thiết phải quay lại trường không, điều đó không quan trọng, bởi với cách ứng xử này, tư cách của cô sẽ được đề cao, rồi vẫn sẽ có những môi trường công tác mới đón nhận cô, những học sinh mới kính trọng cô nhiều hơn. 

- Có phải lỗi tại báo chí và dư luận không? Hoàn toàn không! Bởi trong cái xã hội nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng đang tồn tại quá nhiều sai phạm và dối trá. Chính điều đó đã gây nên phản ứng mất niềm tin của phụ huynh học sinh, sự thiếu tôn trọng của dư luận xã hội. Thái độ hoài nghi, bất bình gần như là luôn thường trực trong phản xạ tự nhiên của đa số mọi người hơn là cảm thông và dung thứ. Và kết quả là sự phê phán, chỉ trích như trong trường hợp của cô giáo Thủy là điều tất yếu, không thể đổ lỗi được.  

Vậy thì lỗi từ đâu? do đâu?

- Không thể có lý do nào biện minh ngoài cái lỗi từ môi trường xã hội, từ một nền giáo dục đầy sự dung túng sai phạm và dối trá. Hàng trăm sai phạm vĩ mô từ tuyển sinh, trường lớp, thầy cô cho đến thi cử.... Tổng Bí thư thì chỉ đạo phải cải cách đổi mới toàn diện, người dân thì oán thán, hoài nghi, vậy mà các nhân vật chính là các cấp lãnh đạo ngành giáo dục cũng cứ ngụy biện, bao che, vênh vênh báo cáo thành tích xuất sắc, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ... Hệ lụy tạo ra là thái độ bất mãn, những tiếng thở dài và những sự chỉ trích mạnh mẽ từ người Dân, để rồi những kẻ quyền cao chức trọng vẫn huyênh hoang, ung dung tự tại còn những nghịch cảnh buồn thỉnh thoảng lại trút vào những người liễu yếu thân mềm như cô giáo Thủy.

 

Từ lòng tự trọng của một cô giáo trẻ, chắc chắn không ít người Dân Việt Nam sẽ liên hệ và so sánh với lòng tự trọng của hàng nghìn kẻ quyền cao chức trọng, đạo mạo, bóng bẩy nhưng lòng tự trọng chẳng hề có... Bất tài, phá hoại, đục khoét, tham nhũng..., bị xã hội phê phán, tố cáo..., cơ quan kiểm điểm, khiển trách..., vậy mà cái văn hóa từ chức chẳng hề tồn tại trong hệ thống công quyền.  

 

Mà cũng phải thôi, bởi Nguyễn Tấn Dũng, một kẻ đứng đầu quyền uy nhất, kẻ đáng để mọi người nhìn vào nhất lại là kẻ nêu gương xấu nhất - kẻ không hề có lòng tự trọng:  

Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay. 

Bài viết theo Báo Tuổi Trẻ:

Cô giáo nhập viện vì món “canh gà Thọ Xương”

Từ một sự cố trong giảng dạy, cô giáo Hà Thị Thu Thủy - GV văn Trường THPT Lômônôxôp (Từ Liêm, Hà Nội) - đã viết đơn xin nghỉ việc sau áp lực dư luận nặng nề khi vụ việc được báo chí đăng tải.

Trang ủng hộ cô giáo Thủy trên mạng xã hội Facebook
Ngày 12-9, cô Hà Thị Thu Thủy dạy tiết cuối cùng trong chuyên đề ôn tập ca dao cho học sinh vào giờ ngoại khóa và chấm vở học sinh (gồm tám bài tập). Ngày 4-10, phụ huynh lớp 7A10 liên lạc với ban giám hiệu nhà trường thắc mắc khi phát hiện trong bài tập môn văn của con có sự nhầm lẫn khi cho rằng “canh gà Thọ Xương” trong bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là món “canh gà” của Hà Nội nhưng cô Thủy vẫn cho điểm 8 mà không sửa lỗi sai trên.
Ngay sau đó, vụ việc xuất hiện trên một số trang báo mạng cùng với nghi vấn về việc cô giáo có “vấn đề về kiến thức”. Ngày 8-10, cô Thủy viết đơn xin nghỉ dạy.
Lỗi nhận thức hay lỗi nghiệp vụ?
Theo hồ sơ của cô Hà Thị Thu Thủy do thầy Nguyễn Quang Tùng, phó hiệu trưởng Trường THPT Lômônôxôp, cung cấp cho Tuổi Trẻ, cô Thủy vốn là học sinh chuyên văn tại Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ), tốt nghiệp khoa văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội loại giỏi và vừa hoàn thành luận văn thạc sĩ với điểm số 10/10. Luận văn này đã được cô Thủy triển khai thành sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng trong trường, đạt loại A cấp huyện.
Ông Tùng cho biết ngoài việc xác minh hồ sơ, tổ trưởng chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức thi tuyển qua hai vòng và có ba tháng để cô thử việc trước khi đảm nhiệm đứng lớp chính thức.
Trong giải trình, cô Thủy cho biết: “Sau khi dạy ba tiết ôn luyện lý thuyết, kiến thức chung về bốn chùm ca dao đã học (trong chương trình chính thức) và trực tiếp hướng dẫn học sinh làm sáu bài tập trong phiếu, tiết thứ 4 tôi tập trung giúp học sinh nâng cao kiến thức trong tạo lập văn bản cảm nhận ca dao. Tôi đưa ra một bài tập yêu cầu cả lớp viết đoạn văn (10-12 câu) cảm nhận bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen (bài tập thứ 7 trong phiếu bài tập kể trên) sau khi gợi ý cho các em làm bài và bài cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà... (bài tập thứ 8). Sau đó tôi thu vở của học sinh để chấm, nhưng không phải chấm riêng bài số 8 mà chấm toàn bộ tám bài tập đã cho học sinh làm trong cả chuỗi ôn tập. Bài số 8, có một số học sinh hiểu sai “canh gà Thọ Xương” là món canh của Hà Nội, tôi đã trừ điểm, sửa lỗi chính tả, chữ viết nhưng không gạch vào lỗi sai... Tôi đã trực tiếp nhắc các em trên lớp về sửa lại lỗi sai này”.
Nhưng cô Thủy đã không lường được việc học sinh lớp 7 vẫn là đối tượng cần “cầm tay chỉ việc” cần được cô giáo giải thích rõ ràng và trực tiếp sửa tỉ mỉ vào vở bài tập. Bởi vậy mới dẫn đến việc một số phụ huynh tá hỏa khi xem bài của con và thấy con hồn nhiên hiểu về món “canh gà Thọ Xương”.
Thầy Nguyễn Quang Tùng cho biết: “Để khách quan, chúng tôi đã gửi phiếu thăm dò tới 28 học sinh lớp 7A10, kết quả cho thấy có những em cho biết đã được cô giải thích và yêu cầu sửa, có em nói không biết. Kiểm tra 28 cuốn vở của học sinh thì có 10 em hiểu sai câu ca dao trên, nhưng bảy bài tập còn lại của các em này làm tốt nên cô vẫn cho điểm 7-8. Ban giám hiệu nhà trường đã họp với nhóm giáo viên văn lớp 7 và toàn tổ văn, kiểm tra lịch báo giảng, giáo án của cô Thủy...
Kết luận của ban giám hiệu và tổ chuyên môn là cô Thủy không mắc lỗi nhận thức như dư luận cố ý hiểu sai lệch nhưng có lỗi nghiệp vụ do cô còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong việc dạy lứa tuổi học sinh THCS. Thứ nhất, cô đã sai khi yêu cầu học sinh cảm nhận tự do (một hướng dạy học mở) nhưng không chốt lại, giải thích một cách rõ ràng. Thứ hai, cô không sửa bài kỹ. Vì đối với học sinh lớp 7, việc sửa chữa của cô càng tỉ mỉ càng cần thiết”.
Tuy nhiên, ông Tùng cũng giải thích: “Cô Thủy không có điều kiện kiểm tra việc học sinh đã “tự sửa” hay chưa vì ngay sau buổi học đó, nhà trường luân chuyển giáo viên vì lý do khách quan khác. Cô Thủy được phân dạy lớp khác”. Điều này dẫn đến cái sai thứ ba là “cô Thủy không bàn giao việc kiểm tra vở học sinh cho giáo viên thay thế”.
 
Áp lực nặng nề
Khi nhà trường còn đang trong quá trình xác minh, tìm hiểu sự việc thì từ một số phụ huynh, cơn giận dữ của dư luận đã được thổi bùng lên trên các trang mạng. Phê phán, chế giễu, bày tỏ thất vọng, thậm chí có ý kiến nghi ngờ uy tín của những ngôi trường đã đào tạo nên cô giáo.
“Lúc đó tôi quá sốc, nghĩ mình không thể đứng lớp trong tâm lý này và quyết định viết đơn xin nghỉ dạy tại Trường THPT Lômônôxôp từ ngày 8-10” - cô Thủy nói với Tuổi Trẻ về quyết định của mình. Ngay khi lá đơn xin nghỉ dạy được nộp lên ban giám hiệu, cô Thủy đã lặng lẽ về quê và tắt máy điện thoại.
 
Thầy Nguyễn Quang Tùng cho biết: “Chúng tôi đã nhận đơn của cô Thủy nhưng chưa có ý kiến chính thức gì về việc này. Về góc độ chuyên môn, cô giáo sai tới đâu, chúng tôi kiểm điểm tới đó. Cô có lỗi nghiệp vụ thì ban giám hiệu cũng có sai sót. Và chắc chắn đây sẽ là bài học mà chúng tôi phải rút kinh nghiệm sâu sắc. Nhưng tôi mong sao búa rìu dư luận không khiến sự việc tiếp tục bị hiểu sai lệch. Mong người lớn không lấy trẻ con làm “chứng cứ” để nhằm mục đích hạ danh dự của cô giáo nữa. Tôi cũng đã đề nghị công đoàn nhà trường tìm gặp, an ủi cô giáo”.
“Người ta bảo “thầy già, con hát trẻ”, nên dù chuyên môn có giỏi đến đâu thì kinh nghiệm non nớt cũng dễ vấp ngã. Nhưng những cú ngã thế này, tôi e rằng còn rất lâu cô Thủy mới có thể đứng dậy nổi!” - thầy Tùng ngậm ngùi chia sẻ.
Khi chúng tôi viết bài này, cô Thủy đã phải vào viện truyền dịch vì quá sốc trong những ngày qua.
 
NGỌC HÀ - VĨNH HÀ

“Làm thế nào để cô quay lại bây giờ, làm ơn đi!”
Đây là một trong những status của học sinh lớp 7 Trường Lômônôxôp trên Facebook cá nhân. Đằng sau áp lực của dư luận về “trình độ cô giáo có vấn đề”, những học sinh yêu mến cô Thủy đã kêu gọi thành lập những trang ủng hộ cô Thủy trên mạng xã hội Facebook.
 
Trên một trang kêu gọi ủng hộ cô Thủy, các em cũng bày tỏ những băn khoăn: “Làm thế nào để cô Thủy quay về dạy? Có nên xin thầy hiệu trưởng và phó hiệu trưởng không? Mọi người góp ý nhé”.
 
Hãy mở lòng và hãy khách quan
“Tôi thấy đáng tiếc là việc sơ suất chấm bài của cô Thủy lại được thổi phồng trên các trang mạng và những người bình luận lại không hề đặt mình vào vị trí của cô lúc này. Chúng ta hãy mở lòng để hướng tới những gì tốt đẹp nhất và luôn nhìn nhận mọi sự việc một cách khách quan. Cô Thủy đã và luôn là một nhà giáo được các con trân trọng, cô hãy vững vàng vượt qua khó khăn này nhé!”.
 
(Phụ huynh có nickname Tran Huyen Thanh chia sẻ trên diễn đàn ủng hộ cô Thủy)
Một giáo viên tâm huyết
“Thủy là một giáo viên trẻ thông minh, sắc sảo, tâm huyết với việc dạy học sáng tạo. Nhiều năm trong nghề, tôi hiếm gặp một giáo viên trẻ xuất sắc như thế. Bởi vậy tôi rất ngạc nhiên khi nghe sự cố về Thủy. Tôi không bao giờ tin Thủy mắc lỗi nhận thức ngớ ngẩn như thế”.
 
 
Thầy Trần Trung
(tổ trưởng tổ văn Trường Lômônôxôp)

Không làm giàu cho kẻ xâm lăng: tẩy chay sản phẩm TQ!

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/khong-lam-giau-cho-ke-xam-lang-tay-chay.html#.UHiZna6qDKR


Thưa các anh chị cùng các bạn thân mến, 
Chúng ta, những con người mang trong mình dòng máu Việt Nam, luôn có lòng tự hào của một dân tộc có hơn bốn ngàn năm lịch sử. Và trong suốt chiều dài lịch sử đó, cha ông mình đã biết bao lần phải hy sinh xương máu, đánh đuổi lũ quân xâm lược từ phương Bắc tràn xuống. Hiện tại cũng như quá khứ không xa, Trung Quốc đã gây cho đất nước ta bao nhiêu tang thương, mất mát.
Hiện nay, với một hiện thực thế giới mới, Trung Quốc vẫn âm mưu xâm chiếm lãnh hải và lãnh thổ, từng bước tấn công vào chủ quyền, độc lập quốc gia và muốn biến dân tộc ta thành nô lệ, chư hầu của họ. Vì thế, mỗi người dân chúng ta, trong hoàn cảnh và khả năng riêng của mình, cũng nên thể hiện một điều gì đó dù là nhỏ nhoi để chống lại âm mưu bá quyền đó. 
Việc thiết thực nhất, nằm trong tầm tay và quy định của luật pháp mà chúng ta có thể làm hàng ngày, bất cứ khi nào có thể, đó là: Tẩy chay hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng đang tràn ngập trên đất nước chúng ta
Vì sao chúng ta phải cùng nhau làm thế? 
1. Hàng hóa Trung Quốc phần lớn là hàng kém chất lượng, gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. 
Điều này tất cả chúng ta đều có thể nhận biết được dễ dàng. Hàng ngày, báo chí vẫn đăng rất nhiều về nguy cơ hàng hóa Trung Quốc mang đến cho người sử dụng. Không chỉ là thực phẩm như trái cây, gia vị, đồ uống,... mà còn là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày như quần áo, vải vóc, giày dép, đồ chơi,... cho đến những vật dụng có giá trị hơn như đồ dùng điện tử, xe máy và cả ô tô. Những tác hại mà sản phẩm Trung Quốc mang lại là rất khó lường và không thể kiểm soát được. Nguy cơ này đã được các cơ quan kiểm định chất lượng của VN và nước ngoài khẳng định. 
Ngày hôm nay rất nhiều nước trên thế giới đã tổ chức tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, từ Liên minh châu Âu đến Mỹ, lan sang các nước châu Á, Nam Mỹ và tận cả châu Phi. Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc đã và đang trở thành xu hướng của cả thế giới. 
2. Việt Nam chúng ta chịu quá nhiều thiệt thòi trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. 
Trong vòng hơn 10 năm, kể từ năm 2001 đến nay, tốc độ nhập siêu Trung Quốc vào Việt Nam tăng lên với tốc độ chóng mặt, từ 200 triệu USD lên 11,5 tỷ USD năm 2009, và dự đoán năm 2012 sẽ là 13 tỷ USD. Lượng thâm hụt này còn cao hơn cả tổng thâm hụt thương mại của Việt Nam năm nay là 9,6 tỷ USD (theo dự đoán của HSBC). Đây là một điều rất đáng lo ngại đối với nền kinh tế Việt Nam, thể hiện sự phụ thuộc quá mức của chúng ta vào Trung Quốc. Hay nói một cách khác, nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc và rơi vào âm mưu khống chế của Trung Quốc. 
Chính sách của Trung Quốc trong việc buôn bán với Việt Nam thì sao? 
Chính phủ Trung Quốc tiếp tục triển khai một loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nước họ bằng cách đẩy hàng hóa đi các nước, tập trung vào những nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Các chính sách như hoàn thuế, hỗ trợ lãi suất nhằm kích thích doanh nghiệp xuất khẩu càng nhiều càng tốt. Thậm chí công ty Việt Nam có văn phòng tại Trung Quốc, mua hàng của Trung Quốc xuất về Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi này. Theo đó, chỉ cần mua hàng, nguyên vật liệu của Trung Quốc phục vụ xuất khẩu, doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn hàng. Trong chính sách này, tất cả mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng 17%, chưa kể các chương trình hỗ trợ mua máy móc, thiết bị do Trung Quốc sản xuất với mức ưu đãi nhất. Chính quyền Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy, công xưởng khi hỗ trợ vay vốn lãi suất chỉ từ 1-2%. Những điều kiện đó nhằm giúp doanh nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất ra những sản phẩm số lượng lớn với chi phí rẻ nhất. Ngoài nông sản, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng, may mặc của Việt Nam khó cạnh tranh lại được. Không ít doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm lực tài chính đang xúc tiến việc mua lại các xưởng, nhà máy của doanh nghiệp Việt Nam để xâm nhập thị trường Việt Nam. Trung Quốc đang tìm mọi cách để phủ hàng hóa tại thị trường Việt Nam một cách nhanh và sâu nhất. 
Còn Việt Nam, do chính sách tập trung xuất khẩu mà không quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa, làm cho hàng hóa Trung Quốc tràn ngập trên thị trường. Việt Nam chỉ xuất khẩu chủ yếu là than đá, dầu mỏ,... chủ yếu là sản phẩm thô. Hàng hóa chúng ta xuất đi chỉ được qua các cửa khẩu đường bộ nhất định như Lạng Sơn, Móng Cái,... Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam bằng bất cứ phương thức nào, từ đường bộ, tàu thủy hay hàng không. Vì thế, Trung Quốc thường xuyên gây khó dễ cho hàng hóa chúng ta, gây tắc nghẽn ở cửa khẩu, chậm tiến trình. Kết quả là gì?: Lãnh vực hoạt động, sản xuất nội địa của ta bị bóp chết và kinh tế Việt Nam bị khống chế bởi Trung Quốc. 
3. Song song với âm mưu xâm lược và thống trị kinh tế là âm mưu bành trướng và chủ trương từng bước xâm lược. 
Đặc biệt, là thái độ ngang ngược, bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian trước đó và gần đây ngày càng hung hãn hơn. 
Trước đây, năm 1974, trận hải chiến trên Hoàng Sa đã làm 50 chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng trước khi quần đảo này hoàn toàn về tay Trung Quốc. Năm 1988, một cuộc đụng độ với hải quân Trung Quốc gần Trường Sa cũng khiến Việt Nam mất gần 70 thủy thủ. 
Ngày 26 tháng 5 năm 2011, ba tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển miền Trung, chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý. 
Ngày 9 tháng 6 năm 2011, 2 tuần sau vụ tàu Bình Minh 02, một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê lại tiếp tục bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị. 
Gần đây nhất, Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta. Tập đoàn dầu khí Trung Quốc tuyên bố đấu thầu quốc tế khai thác dầu mỏ với trữ lượng khá lớn tại Biển Đông trong vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc còn xua 23.000 tàu cá của họ xuống Biển Đông. Trung Quốc đã tự tiện tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích Biển Đông. Các tướng lĩnh Trung Quốc thay nhau tuyên bố với thế giới với lời lẽ và thái độ rất hung hăng và hiếu chiến. Đặc biệt, Trung Quốc thể hiện thái độ hành xử vô lối, ngang ngược bằng cách thường xuyên bắt bớ, hủy hoại và nghiêm trọng hơn là bắn giết ngư dân, đâm chìm tàu cá trên Biển Đông. Chúng đã gây ra biết bao đau thương, tang tóc cho những người ngư dân của chúng ta hằng ngày bám biển, gìn giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. 
Vì thế, với trách nhiệm của một người dân đất Việt, trước âm mưu bá quyền ngang ngược của Trung Quốc, chúng ta hãy cùng nhau thể hiện thái độ của mình trước kẻ thù đang xâm chiếm hoành hành trên biển đảo cha ông từ ngàn xưa để lại. 
Ngày xưa chàng thanh niên Trần Quốc Toản trẻ tuổi không được vua cho dự bàn Hội nghị Bình Than để bàn kế chống giặc ngoại xâm đã mang lòng hổ thẹn, phẫn nộ và bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết. Chàng trai Quốc Toản ấy đã biến căm hờn và lòng yêu nước thành hành động đã lui về, quy tụ bạn bè, thân thuộc và lên đường với lá cờ sáu chữ::"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). 
Ngày hôm nay, noi gương tiền nhân và hùng khí tuổi trẻ Việt Nam từ ngàn năm xưa, chúng ta cùng nhau bắt đầu bằng một công việc khiêm tốn như Trần Quốc Toản bóp nát trái cam nhỏ bé ngày nào. Đó là: 
- Tẩy chay sản phẩm của Trung Quốc; 
- Từ chối để mặc cho Việt Nam rơi vào vòng nô lệ kinh tế Trung Quốc và vô tình tiếp tay hủy diệt nền sản xuất nội địa của đồng bào ta; 
- Từ chối tiếp tay làm giàu cho những kẻ đã bắt bớ, đánh đập, giam cầm đồng bào ngư dân, đã xâm lấn và cướp đất cướp biển của Việt Nam chúng ta. 
Xin mời các bạn, chúng ta cùng bắt đầu bằng sự quay lưng với một món hàng của Trung Quốc. 
Chúng ta bắt đầu bằng một bài viết nghiêm túc hay phổ biến về những độc hại của sản phẩm Trung Quốc. 
Chúng ta bắt đầu bằng một nhóm bạn bè xuống chợ để chuyển tải thông điệp tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. 
Chúng ta bắt đầu bằng những chiếc áo mang hàng chữ Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc - Boycott made in China products. 
Chúng ta bắt đầu bằng những chiếc xe đạp cùng nhau khắp phố phường với những chiếc áo ấy. 
Chúng ta bắt đầu bằng những avatar trên mạng, những biểu tượng trên vách tường, từ hẻm nhỏ đến phố phường hàng chữ TẨY CHAY... 
Và chúng ta bắt đầu bằng mỗi chúng ta. Chiếc ly đang khô khốc. Mỗi người chúng ta hãy là một giọt nước ban đầu. 
 
 

Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/tay-chay-san-pham-trung-quoc-just-do-it.html#.UHiX_K6qDKR


Một trong những câu thương hiệu nổi tiếng, ăn khách, hiệu quả nhất của thương trường thế giới là câu Just Do It của công ty Nike. Trong vấn đề Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc, đôi khi chúng ta cũng cần áp dụng tinh thần của thương hiệu nổi tiếng này. Just Do It. Chỉ cần làm.

Ý tưởng đầu tiên của nhiều người là tẩy chay sản phẩm TQ nói dễ nhưng khó làm. Điều này có cơ sở nếu dựa vào thực tiễn: hàng hóa TQ tràn ngập thị trường VN, giá cực rẻ, mẫu mã bắt mắt. Vậy làm sao vận động được đồng bào tẩy chay. 
Nếu chúng ta đồng ý với thực tế này thì chúng ta buộc phải đồng ý với thực tế tiếp theo: 
Cả nước, gần 90 triệu người Việt Nam đang nô lệ vào hàng hóa TQ; 

Chúng ta không thể sống không có hàng hóa, sản phẩm TQ; 

Cho dù TQ bắn giết ngư dân, xâm chiếm đất biển, chà đạp lên danh dự dân tộc... nhân dân Việt Nam vẫn phải mua hàng và góp phần làm giàu cho giặc. 
Bạn có muốn tiếp tục chấp nhận những điều trên không? 
Nếu không thì xin bạn hãy cùng tôi từng bước, tháo gỡ ách nô lệ ngoại bang đang vô hình áp đặt lên cá nhân bạn và tôi với sự đồng ý / chấp nhận / đành vậy từ đó đến bây giờ của hai anh em chúng ta
1. Tại sao tôi viết "2 anh em chúng ta"? Đúng! chỉ có bạn và tôi ngay lúc này. Tôi sẽ thất bại ngay từ trong ý tưởng nếu BƯỚC ĐẦU TIÊN của tôi là mong mỏi huy động TOÀN THỂ NHÂN DÂN tẩy chay sản phẩm TQ. Vì thế, tôi tin rằng tôi thành công với bước đầu tiên trong mục tiêu khiêm tốn là VẬN ĐỘNG ĐƯỢC 1 NGƯỜI là bạn: đồng ý không chấp nhận tiếp tục nô lệ và tiếp tay làm giàu cho giặc. 
Tôi đang đứng trước một núi rác khổng lồ. Bạn tôi rũ tôi vừa nhặt bớt một mảnh rác vừa nhờ tôi kêu gọi thêm những người khác làm theo. Tôi lý luận về kích thước của đống rác. Tôi than phiền về thói quen xả rác vô tư của nhiều người. Tôi bàn ra về nhu cầu... xả rác riêng tư. Bạn tôi không nói gì. Chỉ nhặt một mảnh rác bỏ vào thùng. Just Do It. Xã hội đã bớt đi một mảnh rác. 
2. Bạn cũng như tôi, không dư dả gì. Làm sao để bạn và tôi có thể dứt khoát không đụng đến bất cứ cái gì made in china đang tràn ngập. Vì thế, để bạn không nhiều đắn đo, tôi đề nghị bạn cùng với tôi khiêm tốn hơn trong mục tiêu muốn đạt được cho bước đầu này - bạn và tôi sẽ bắt đầu tẩy chay: 
a. Tất cả những gì của quân xâm lược mà không có chúng, chúng ta vẫn an nhiên, đời sống không bị khó khăn: phim ảnh TQ, du lịch TQ và các công ty phục vụ TQ. (Chúng ta chỉ tẩy chay những dịch vụ thương mại văn hóa rẻ tiền, mang mục tiêu lợi nhuận là chính, nhưng không tẩy chay những văn hóa tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa). 
b. Tất cả những thực phẩm từ TQ mà chúng ta có thể mua được (dù có thể mắc hơn chút đỉnh) từ các công ty Việt Nam hay Thái Lan. Các sản phẩm có chất phụ gia từ TQ, ví dụ như rau quả, dùng thuốc kích thích của TQ nhất định phải tẩy chay. Điều này cũng giúp cho sức khỏe của gia đình bạn và tôi vì thực phẩm TQ nổi tiếng (xấu) là có nhiều hóa chất độc hại và chế biến cẩu thả nhất thế giới. 

Có người "khách quan" bảo rằng: "Muốn tẩy chay hàng Trung Quốc thì thử tắt máy, xong lật cái laptop ra xem cục pin của máy có made in China hay không, thử mở nắp điện thoại ra xem thử cục pin có made in China hay không, hay đơn giản cứ lật mặt sau của cái iphone xe có assembled in China hay không..."

Đúng! Toàn là đồ khựa. Thế mới gọi là nô lệ! Nhưng ta không vì mặc cảm đang xài cái máy đầy linh kiện Trung Quốc đề làm lý cớ tiếp tục mua tất mọi sản phẩm của TQ phải không bạn. Ai nói gì thì nói, cuối tuần đi chợ anh mình nhất định không mua mỳ gói, xì dầu made in china. Just Do It.
3. Nếu có những sản phẩm TQ mà tôi và bạn, trong lúc này, không thể thiếu cho nhu cầu của đời sống gia đình và không thể tìm được nguồn thay thế với giá thành có thể kham được, chúng ta sẽ cắt giảm 25% tiêu dùng vào những sản phẩm này. Bạn và tôi sẽ xem đó như là một cố gắng tiết kiệm ngân quỹ gia đình. 
Chúng ta cùng nhau đạt chỉ tiêu cho tháng này là làm sao tổng số tiền mà chúng ta tẩy chay sản phẩm TQ là 200.000 đồng. Tôi đã làm được vì thế tôi tin rằng bạn sẽ làm được. 
Cùng với nhau, bạn và tôi mỗi tháng sẽ làm bớt đi 10 đô la trong hệ thống kinh doanh khổng lồ của quân xâm lược. Bạn có thể nói muối bỏ biển. Nhưng biển làm sao mặn được nếu không bắt đầu bằng một hạt muối. Bạn và tôi có thể là hạt muối ấy và tin rằng nếu 2 anh em mình làm được sẽ có thêm 1 người khác làm được. Sẽ thành 3 anh chị em. Anh mời thêm 1 người. Chị kiếm thêm 1 người, em kéo thêm 1 người, thêm 1 người. Nhưng thôi, khoan đừng tính toán xa xôi, bạn và tôi... just do it cái đã.
750 năm trước. Mười vạn hùng binh Mông Cổ vượt Lạng Sơn, tràn về Thăng Long. Vua Nhân Tông triệu tập bô lão, lấy quyết định của lòng dân nên hòa hay chiến. Hưng Đạo Vương gióng lên lời Hịch Tướng Sĩ nguyện phơi thân ngoài nội cỏ, da ngựa bọc thây. Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt nghĩ binh thư, âu lo vận nước. Trần Quốc Toản đem khí phách thêu vào ngọn cờ phá cường địch báo hoàng ân. 

750 năm trước. Diên Hồng. Bình Than. Tây Kết. Hàm Tử. Chương Dương. Vườn không nhà trống. Tiếng đập cùng nhịp điệu của những con tim Đại Việt, vua cũng như thần cũng như dân, làm nên con sóng Bạch Đằng. 

750 năm trước. Dân ta tự đốt nhà, đốt vườn của chính mình để chống giặc. Vườn hoang nhà trống là điều mà một người dân tay lấm chân bùn có thể làm. Họ không tự hỏi mình làm rồi có ai khác làm hay không. Chiến thắng Bạch Đằng có được chắc cũng từ mầm suy nghĩ đó. 
Nếu có lúc tôi hoặc bạn có những phân vân, một thoáng buông xuôi, chạy theo dòng đời yên ổn... hãy nhắc cho nhau bài học lịch sử của cha ông, những bài học về vườn không nhà trống, tiêu thổ kháng chiến của tổ tiên khi chống lại ngoại xâm để anh em mình thấy những gì chúng ta đóng góp cho quê hương thật là nhỏ bé. 
Bạn và tôi không thể mãi cúi đầu trước tình trạng nô lệ TQ. Nhất định không thể tự chấp nhận tình trạng "chúng ta không thể sống không có hàng hóa, sản phẩm TQ; Cho dù TQ bắn giết ngư dân, xâm chiếm đất biển, chà đạp lên danh dự dân tộc nhân dân Việt Nam vẫn phải mua hàng và góp phần làm giàu cho giặc". 
*
TB: 
Một người bạn cho biết là đã thuyết phục thêm được 1 người tham gia. Hỏi là ai. Bạn ta lưỡng lự một hồi rồi mới cười hề hề nói: vợ tao!. 
Có sao đâu phải không bạn. Càng nên nữa!. 
Bạn ta nói bắt đầu tuần tới sẽ dành một chút thời giờ vào buổi tối để nghiên cứu những sản phẩm TQ nào độc hại nên tránh, những vật dụng hàng ngày có thể mua từ VN hay Thái, thiết kế logo để phổ biến trên mạng, nhờ bạn bè dán lên xe, mũ bảo hiểm, vẽ lên tường... 
Bạn còn lên chương trình để tìm cách rọi đèn những công ty, siêu thị hay nhập khẩu hàng TQ, đưa những nơi này lên danh sách và xếp chúng vào dạng “danh sách đen”, kiên quyết tẩy chay... Cái này tớ tự làm được, ít ra cũng kiếm được vài đứa gian tiếp tay cho giặc. Thành công hay thất bại không lệ thuộc vào sự kêu gọi, hưởng ứng của người khác... 
Nhưng bạn ấy hứa - tớ sẽ kiếm 10 người thực sự tham gia các trò tẩy chay này trước khi tính tiếp. 
Làm ít mà chắc, làm trong sức mình, tự mình làm được và mỗi tháng phải cỡ 2 triệu đồng không cho thằng khựa ăn. Cũng vui, phải không bạn? 

"Tẩy chay hàng hóa kém chất lượng Trung Quốc" - bằng cách nào?

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/tay-chay-hang-hoa-kem-chat-luong-trung.html#.UHiU6K6qDKR


Paulo Thành Nguyễn - Cách đây 3 tháng tôi đã tuyên bố sẽ phản đối Trung Quốc (TQ) bằng cách riêng của mình, đó là thực hiện kế hoạch thay thế các sản phẩm Trung Quốc hiện đang kinh doanh sang một nguồn hàng khác. Phương án này được nhiều bạn bè ủng hộ, nhưng cũng không ít người khuyên tôi không nên cực đoan vì kinh doanh là vấn về dân sự.
Sản phẩm TQ hiện chiếm lĩnh thị trường với hơn 90% các mặt hàng từ tiêu dùng đến công nghiệp, thậm chí là cái quần lót cũng “made in China”. Có thể không quá lời khi nói rằng hầu hết chúng ta đang là nô lệ! Chúng ta đang bị xiềng xích bằng những nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sinh sống và nhu cầu phát triển kinh tế…
Tình trạng nô lệ kinh tế, điển hình là sản phẩm Trung Quốc là một tiến trình lâu dài, có kế hoạch với mục tiêu là tràn ngập thị trường VN với sản phẩm TQ đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người tiêu dùng VN từ bình dân đến cao cấp. Dựa vào tâm lý của người tiêu thụ Việt Nam và nguồn vốn khổng lồ cũng như nhân công rẽ mạt từ Trung Quốc, phương hướng xâm thực thị trường của TQ là muốn đẹp có đẹp, muốn rẻ có rẻ, muốn chất lượng cũng có luôn. Riêng mặt hàng tôi đang kinh doanh là gạch ốp tường, lát nền và những sản phẩm liên quan đến vật liệu xây dựng là minh chứng rõ nhất cho điều trên. Nhưng có thực sự chúng ta không thể thoát khỏi sự nô lệ với sản phẩm Trung Quốc không?
Không! Chúng ta có thể thoát khỏi điều đó nếu chúng ta nhìn nhận được thực tế vấn đề. Điểm mạnh không thể phủ nhận của hàng hóa TQ là tính đa dạng và mẫu mã bắt mắt nhưng một sản phẩm còn có những yếu tố rất quan trọng khác:
Về giá: Thực tế không rẻ hơn hàng VN và những hàng khác nếu theo đúng quy trình nhập khẩu với mức thuế 60%. Đa số hàng hóa rẻ từ TQ đều nhập chui theo đường tiểu ngạch hoặc khai báo Hải quan thấp hơn giá thực tế. Nếu không “đóng thuế” riêng cho Hải quan thì thực tế giá thành còn rẻ hơn nhiều!
Về chất lượng: Thấp hơn nhiều so với hàng VN cùng chủng loại nhưng đều này thường ít được quan tâm bởi khó phân biệt và sự che lấp cho qua vì lợi nhuận của người bán hàng cộng thêm sự dễ dãi của người tiêu dùng. Ví dụ như gạch bóng kính rẻ của TQ có giá thành 175K/m2 thì sản phẩm tương tự của Đồng Tâm có giá 235K/m2, nhưng thực tế chất lượng của hàng TQ chỉ bằng một nửa. Tôi có thể chứng minh tại chỗ điều này theo kinh nghiệm của mình và tôi nghĩ những người khác cũng thấy sự khác biệt đó trong ngành kinh doanh của họ. Nhưng tại sao tất cả đều im lặng? Và tại sao người tiêu dùng không đặt nghi vấn? Thưa vì tất cả chúng ta đều cam chịu để thỏa mãn cái nhu cầu trước mắt!
Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt rõ giữa sản phẩm nội địa TQ và sản phẩm gia công cho thương hiệu nước ngoài là khác nhau. Ngoài ra, các sản phẩm được sản xuất bởi những thương hiệu uy tín của TQ rất chất lượng nhưng vẫn có sự phân biệt lớn giữa hàng xuất cho “tiêu chuẩn quốc tế” và “tiêu chuẩn Việt Nam”. Nói rõ hơn, đối với TQ thì thị trường VN chỉ là khách hàng hạng 2 hay 3,4,5 gì đó, thậm chí là một “bãi rác thải” theo đánh giá ngầm hiểu của giới kinh doanh.
Sự yếu kém của chính phủ về tầm vĩ mô đã được xác nhận bằng việc mất kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập từ TQ làm lủng đoạn kinh tế nội địa và tăng nguy cơ tàn phá nội tạng của người dân. Trong nổ lực nhỏ bé của mình thì về cơ bản công ty tôi đã thay thế được gần 40% sản phẩm TQ nhưng vẫn còn khó khăn lớn về vốn duy trì bởi hạn mức công nợ cho phép của các đối tác nhập khẩu. Sự lệ thuộc phần lớn vẫn còn đó nhưng tôi hy vọng trong 6 tháng tới công ty sẽ kiếm được nguồn vốn thay thế để “đoạn tuyệt” hoàn toàn với hàng hóa TQ.Chúng ta có thể ăn dở một chút, mặc đồ xấu một chút, ở bình thường một chút, sống khó khăn một chút nhưng còn tốt gấp bội lần khi chúng ta thỏa mãn những điều đó để rồi trở thành nô lệ. Tồi tệ hơn là nô lệ trong sự đau khổ vì bệnh tật. Không một thế lực hiện tại nào có thể giúp ta ngoài chính bản thân chúng ta phải nổ lực để “giải phóng” nó. Cố gắng vượt qua sự cám dỗ đẹp đẽ, rẻ rúng kia để nói “KHÔNG” với hàng hóa Trung Quốc!
Paulo Thành Nguyễn


Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

NHỮNG ĐỘI ĐẶC NHIỆM RƯỢT ĐUỔI CHIẾC QUẦN !

http://lequocquan.blogspot.com/2012/10/minh-von-thich-truyentrinh-tham-va-phim.html




Mình vốn thích truyên trinh thám và phim hành động Mỹ.  Tối nay xem bộ phim hành động trên HBO. Khuya rồi lại ngồi nghĩ về cuộc  “tập trận” vừa qua xảy đến với công ty của em trai mà không khỏi băn khoăn,  mãi gần 1h sáng mới ngủ được, nằm mơ như sau:

Những đội đặc nhiệm ưu việt nhất của một chính phủ đã được tung ra để đi tìm bằng đượcc một chiếc quần. Chiếc quần này được ghép lại từ 4 miếng vá, khi ghép lại nó tạo ra những ám thị ngôn ngữ,  một thông điệp báo chí cho toàn xã hội. Thông điệp này nói về một sự rạn nứt trong chính quyền và những nguyên nhân đã đẩy xã hội vào con đường bế tắc và rối ren.



Giấc mở như ngắt quãng, sau đó chập chờn: 

Đội đặc nhiệm X+ 1 đầu tiên tấn công vào văn phòng thứ nhất nằm ở một khu trung tâm đô thị lớn. “Tất cả ngồi im, không nhúc nhích” – Tiếng hô rền vang. Toàn bộ người đang ngồi trước máy cứng đơ như hóa đá, không nhúc nhích. Đội đặc nhiệm số 1 này bắt đầu khống chế người chủ, sao chụp tất cả các hình trên Screen của máy tính và đào sâu hơn về tất cả những dữ liệu có thể.

Đội đặc nhiệm tinh nhuệ đó không biết được rằng cách đó 20 km, một lão nông đội nón mê, quần xắn móng lợn vừa lội bùn xong ở một hồ câu cá vùng ngoại ô đang ngồi trong túp lều câu, Ông nông dân này Upload những thông tin nhanh nhất về làng quê mình, tạo nên mảnh vá thứ nhất.

Đặc nhiệm X + 2  Gần như đồng thời với đội 1 nhưng cách xa 1,850 Km, Đội đặc nhiệm ưu tú số 2 đột nhập vào một văn phòng sang trọng ở một thành phố. “Tất cả ra ngoài, niêm phong toàn bộ máy móc và đem về căn cứ”. Trong khi các nhân viên công lực đang niêm phong máy móc, viên đội trưởng đem máy rà “bọ” khắp văn phòng. Sau đó gã gõ gõ vào một viên gạch tường bảo: “trong này có một con chíp, đã được cấy vào tường cách đây 10 năm, không dùng pin mà vẫn sống. Con chíp này hằng ngày vẫn tự động thu thập thông tin từ các máy móc trong văn phòng này để tự động tạo các miếng vá, upload lên Internet.”

Vào thời khắc đó, trên một chiếc thuyền đánh cá rách nát đang lượn lờ vô định gần bờ ở “cái ao nhà của Trung Quốc”. Một người ngư dân nghèo khổ, vốn hằng ngày vẫn phải đi đánh bắt những con cái nhỏ bé, còi cọc để nuôi vợ con đã bắt đầu ngồi vào chiếc máy tính cọc cạch được nối mạng qua sim 3G. Thuyền vẫn trôi và ông phải đợi gần 20 phút chỉ để upload mảnh ghép thứ 2 nặng chỉ có  500 KB.

Đội đặc nhiệm X+3  Không lâu sau đó, tại một địa điểm khác ở phố phường, bà con nhốn nháo vì  một toán người tuyên bố là có một căn cứ tuyệt mật đang đóng kín trên tầng 5. Sau 2 lần gọi loa không thành, đội đặc nhiệm ưu tú quyết định tấn công, đạp cửa xông vào với súng ống  và những thiết bị hiện đại được nhập từ Israel. Các thành viên đội đặc nhiệm được ngụy trang đến tận răng, tay lăm lăm súng lazer, họ luồn lách vào các phòng “Clear, clear…” đó là những từ báo cáo cho sếp trưởng. Toàn bộ căn phòng bị đột nhập trống trơn không có một máy chủ nào, không có một cái mảnh ghép nào của chiếc “quan”.

Ngay khi đó, dưới tòa nhà, một chiếc taxi cũ  chưa bao giờ nghỉ suốt 5 tháng nay, vẫn cứ đổ xăng và lượn lờ quanh khu vực thành phố. Thỉnh thoảng chiếc xe đó dừng hàng giờ bên cạnh các quán café Wifi trên phố. Trong xe taxi dán kín bằng kính màu kín đáo, một em bé rất giỏi IT mới bỏ học, một tay cầm bánh mì nhai trệu trạo, một tay dùng điện thoại Iphone cần mẫn thu thập thông tin, lắp ghép các dữ kiện và upload lên mảnh vá thứ 3.
Giấc mơ tôi ngắt quãng vì con gái 7 tháng tuổi chợt khóc (chắc nó sợ đặc nhiệm ) sau đó lại chập chờn
Đội đặc nhiệm khủng số 4 : dẫn đầu hàng ngàn người đủ mọi lực lượng,  đinh ninh là đang tấn công vào một căn cứ là hang ổ của cả MOSSAD, CIA, MI5, và KGB cộng lại, một lực lượng rất lớn đã được huy động để bao vây toàn bộ một khu trang trại gần bờ suối, nơi được cho rằng dưới đó có hầm ngầm và một cơ sở dữ liệu cực kỳ lớn chứa đầy các mảnh vá để ghép hàng triệu hình ảnh. Ngay khi khống chế tòa bộ người dân và các nông dân quanh đó, đội đặc nhiệm dùng máy rà mìn, thiết bị dò đường hầm và tìm kiếm từng Milimet cỏ cây trên đó nghĩ rằng sẽ có những “con bọ” cực kỳ thông minh treo trên cây hoặc chôn dưới đất, nghe nói vượt xa các “con bọ” mà nhà thầu Trung Quốc đã cài vào được trụ sở  mới toanh, to đùng của Đội đặc nhiệm vừa mới được xây dựng gần đây. Thậm chí họ tin rằng có những đường hầm hiện đại mấy tầng bên dưới.
Trong khi đó, trên chuyến tàu cũ Bắc Nam, xình xịch, xình xịch chạy ì ạch đi qua mọi địa danh của đất nước, một người lính phục viên đang ngồi lắp ghép miếng vá cuối cùng. Bên cạnh anh là con búp bê xinh đẹp anh mới mua cho con gái. Anh nhớ con nhiều lắm, nhưng suốt gần 1 tháng nay anh vẫn ngồi trên tàu để di chuyển qua mọi vùng đất nước để tìm kiếm và lắp ghép những mảnh vá mong mỏi đem đến một thông điệp báo chí hữu ích để làm tốt hơn  đất nước tươi đẹp này. Anh mượn tạm chiếc sim điện thoại 3G của người sinh viên bên cạnh và lặng lẽ upload lên mảnh ghép cuối cùng trước khi nhảy sang chuyến tàu đi ngược lại.

4 mảnh ghép đó xong, tự nhiên thấy hiện lên chữ “quanlambao”. Chàng sinh viên bên cạnh liền hỏi: “Những mảnh ghép này hiện lên chữ Quản làm báo, Quân làm báo, Quán làm báo hay Quần làm báo đó anh ơi ”.

Bọn “quẩn” trí nó làm và kẻ đi săn cũng đang “quắn” lên, em có ai quen mà có vần “quan” thì cẩn thận đề phòng đặc nhiệm tấn công em nhé !

Sau đó anh nở một nụ cười lặng thầm nhưng cứng rắn.

Choàng tỉnh, mồ hôi đổ ra, chết thật, mình cũng tên là “quan” và liệu có còn dám viết nữa không ?
 
.