Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Ăn giải gì mà cấm Pháp Luân Công?

http://www.rfavietnam.com/node/1121


Theo nhiều số liệu cho thấy, hiện nay Pháp Luân Công có mặt ở khoảng 115 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 100 triệu người tập luyện. Thế nhưng, hình như chỉ có Trung Quốc và gần đây là Việt Nam ra tay đàn áp bộ môn dưỡng sinh này. Tại Trung Quốc thì còn dễ hiễu, vì nơi phát xuất có thể có những mâu thuẫn về quyền lợi và quyền lực, riêng Việt Nam, hình như chỉ chầu rìa Trung Quốc mà làm xằng bậy, chứ chẳng có chính kiến hay chủ quyết gì ở đây.
 
Còn nhớ, trên báo Nông nghiệp Việt Nam ra ngày 1/2/2012, có bạn đọc đã hỏi GS - TS Nguyễn Lân Dũng như sau: Tôi nghe nhiều người nói tập Pháp Luân Đại Pháp rất tốt cho sức khỏe. Vậy xin giáo sư giải thích Pháp Luân Đại Pháp là gì và có đúng là tốt cho sức khỏe thật không ạ? Nếu tốt sao y học không phổ biến rộng rãi cho mọi người biết?
Vị GS này đã trả lời như sau: Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một hệ thống ‘tu dưỡng cơ thể và tinh thần’ được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng năm 1992. Pháp Luân Công có 5 bài tập khí công nhẹ nhàng (bốn bài động công tư thế đứng và một bài tĩnh công tọa thiền). Các bài học Pháp Luân Công được viết trong quyển sách Chuyển Pháp Luân và hướng dẫn thực hành trong cuốn Đại Viên Mãn Pháp. Với sự phát triển nhanh chóng, năm 1999 số học viên Pháp Luân Công có lúc đã lên đến trên 70 triệu học viên, theo ước tính của Chính phủ Trung Quốc. […] Vì nhiều lý do, Pháp Luân Công bị cấm phổ biến ở Trung Quốc từ tháng 7/1999. Pháp Luân Công là một môn khí công của Trung Quốc nhưng lại bị ngăn cấm ở Trung Quốc. Pháp Luân Công chưa phát triển nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên đã có những lớp học tự nguyện vào buổi sáng tại một số công viên ở Hà Nội và TP.HCM”.
Trung Quốc đàn áp từ tháng 7/1999, hơn 10 năm sau Việt Nam mới bắt đầu đàn áp, dễ cho người ta suy nghĩ chắc bị Trung Quốc chỉ đạo hoặc gây sức ép. Bởi nếu không chỉ đạo thì cấm bộ môn không hội đoàn, không tài chính, không trụ sở… này làm gì. Chẳng lẽ nhà cầm quyền không muốn người dân của mình khỏe mạnh? Hay đã bắt tay với các nhóm lợi ích y khoa mà đàn áp các phương pháp giúp người ta trở thành bác sĩ của chính mình, giảm thiểu đi khám bệnh hay mua thuốc tây?
 
Trung Quốc không chỉ bắt nhốt tù, giết chết, mà còn mổ lấy nội tạng để bán với giá siêu cao. Tại Việt Nam gần đây cũng đã có một vài trường hợp giống như vậy ở các vùng biên giới.
 
Theo Wikipedia: “Vì khả năng chữa bệnh kỳ diệu, Pháp Luân Công nhanh chóng lan truyền khắp Trung Quốc chỉ bằng cách truyền miệng. Các học viên Pháp Luân Công với lợi ích sức khỏe và tinh thần thông qua tu luyện Pháp Luân Công đã cống hiến rất nhiều cho xã hội, trở thành những người tốt mẫu mực, họ cũng góp phần giúp môn phái được truyền rộng đi toàn quốc. Các điểm luyện công xuất hiện trên khắp các công viên tại Trung Quốc [...] Một nghiên cứu quy mô được thực hiện vào tháng 10/1998 bởi đoàn chuyên viên y tế tại Bắc Kinh. Bản trắc nghiệm được phân phát trên 200 địa điểm tại năm quận tại Bắc Kinh. Kết quả dựa trên 12.731 bản trắc nghiệm cho thấy có đến 99,1% người tập đang trên đường phục hồi sức khỏe, trong số này có 58,5% hoàn toàn được bình phục bởi tập Pháp Luân Công, 80,3% được cải tiến về sức khỏe cơ thể và 96,5% được cải tiến về sức khỏe tâm thần. Cuộc nghiên cứu cho biết những người tập Pháp Luân Công có được sự cải thiện lớn đối với sức khỏe”.
 
Có lẽ điều này làm cho Trung Quốc khoái mổ lấy nội tạng, một phần để thanh trừng, răn đe, tăng thu nhập; một phần họ tin nội tạng của những người đã tu tập này sẽ sạch. Cũng như các yêu tinh, quỷ quái trong truyện Tây du kí muốn ăn thịt Đường tăng, vì họ tin sẽ được trường sinh bất lão vì thịt ấy cũng đã qua tu tập.
 
Việt Nam ủng hộ Trung Quốc trong một cách hành xử vô nhân đạo này, chẳng lẽ cũng muốn kiếm miếng nội tạng của Pháp Luân Công?
 
Cũng theo Wikipedia: “Ngày 18/11/2009 tòa án Quốc gia Tây Ban Nha đã truy tố 5 quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc vì vai trò của họ trong tội ác tra tấn và diệt chủng chống lại các học viên Pháp Luân Công. Các bị cáo bao gồm: Cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân; La Cán, người đứng đầu Phòng 610 - lực lượng cảnh sát đặc nhiệm bí mật trên toàn Trung Quốc, dẫn đầu chiến dịch bạo lực; Bạc Hy Lai, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh và cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại; Giả Khánh Lâm, một trong bốn thành viên cao nhất trong hệ thống Đảng cộng sản Trung Quốc và Ngô Quan Chính, Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Các bị can có từ 4 đến 6 tuần để trả lời, sau đó có thể phải đối mặt với sự dẫn độ nếu họ đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha, các bị can phải đối mặt với 20 năm tù giam và có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại kinh tế cho các nạn nhân”.
 
Giới lãnh đạo Trung Quốc có thể tránh được sự dẫn độ này, vì đất nước họ rộng, chẳng cần đi đâu xa, chứ giới lãnh đạo Việt Nam mà đàn áp Pháp Luân Công, nếu bị xét xử, thì chắc khó tránh khỏi. Bởi một nước nhỏ, nếu không chịu khó “bay nhảy” thì lấy gì mà sống. Gần đây Việt Nam vẫn sốt sắng đàn áp Pháp Luân Công, hình như họ chưa biết hoặc chưa sợ bản án này? Hoặc có biết, nhưng bị Trung Quốc áp đặt quyền lực nên phải răm rắp nghe theo?
 
Càng ly kì hơn, khi ngày 24/3/2012, theo tin nội các Bắc Kinh, trong hội nghị cấp cao của ĐCS Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo đã đề nghị nhìn lại vụ thảm sát Thiên An Môn với sự nhận lỗi; sửa sai cho vu án Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương - các cựu lãnh đạo ĐCS nước này; và đề xuất “giải oan cho Pháp Luân Công”. Trong 3 việc lớn này, chắc giải oan cho Pháp Luân Công thì dễ dàng nhất đối với họ?
 
Biết đâu trong tương lai gần, nước này sẽ giải oan cho Pháp Luân Công, mà trước đó chút xíu thôi, có một nhà lãnh đạo Việt Nam bị dẫn độ vì đàn áp Pháp Luân Công thì sẽ rất nực cười. Bởi đã là thân phận chầu rìa, mà còn làm quá, kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô”, thì chết cũng chẳng ai khóc.
 
Các nghiên cứu thống kê cho thấy có mấy lý do chính để Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công: 1) lợi ích chính trị; 2) xung đột ý thức hệ; 3) để duy trì sự thống trị. Đến Việt Nam thì có thêm lý do thứ 4: vì “anh cả” Trung Quốc mà hành động.
*
Phụ lục:
Mặc cho Pháp Luân Công là một hoạt động ông hòa và tình nguyện từ năm 1992, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng Giang Trạch Dân đã chỉ định cấm nó tại Trung Quốc vào ngày 20/7/1999. Ngày 22/7/1999, ông Lý Hồng Chí đã trả lời quyết định đàn áp Pháp Luân Công của chính phủ Trung Quốc, nguyên văn như sau:
 
Một lời tuyên bố ngắn của tôi
 
Pháp Luân Công chỉ là một hoạt động khí công của quần chúng. Nó không có một tổ chức gì đặc biệt, cũng chẳng có mục đích chính trị nào cả. Chúng tôi chưa hề dính líu trong bất cứ hoạt động chống chính phủ nào. Chính tôi cũng là người trong giới tu, và tôi không hề có sứ mệnh liên quan tới quyền lực chính trị. Tôi chỉ dạy cho người ta cách tu luyện. Nếu một người muốn tu luyện tốt, họ cần phải làm một con người có tiêu chuẩn đạo đức cao. Trên thực tế, tôi đã đạt được điều này - hơn 100 triệu người đã trở nên những con người tốt, hoặc càng tốt hơn nữa. Sự thật, tôi không có ý làm điều đó, nhưng khi đạo đức của những người tu luyện được thăng tiến, nó thật sự mang đến lợi ích cho xã hội.
 
Có nguồn tin nói rằng tôi cấm người ta dùng thuốc. Sự thật, điều đó hoàn toàn không đúng. Tôi chỉ giải thích sự liên hệ giữa tu luyện và việc dùng thuốc. Tôi đã giúp cho hơn 100 triệu người đạt được sức khỏe. Vô số người bệnh nặng đã được lành bệnh và trở nên khỏe mạnh. Điều đó là một sự thật. Còn đối với những người bệnh quá trầm trọng và người mắc bệnh tâm thần, tôi luôn khuyên họ không nên học Pháp Luân Công. Nhưng một số người tuy vậy vẫn cưỡng cầu học nó mà không cho tôi biết. Trường hợp như thế đó, bệnh nhân phải chết vì bệnh của họ mà lại cho là đệ tử của tôi thì có công bằng không? Tôi chưa bao giờ nghe nói có những người không được săn sóc đến mà sẽ không chết chỉ nhờ họ học được một vài động tác. Như nói rằng, vì các nhà thương có thể chữa được bệnh, điều đó phải chăng có nghĩa là trong nhà thương sẽ không có ai phải chết cả?
 
Có người phao tin đồn rằng tôi sửa đổi ngày tháng sinh của tôi, điều này có thật. Trong thời Cách mạng Văn hóa, chính quyền đã in sai ngày tháng sinh của tôi. Tôi chỉ sửa chữa lại cái ngày tháng in sai thành đúng mà thôi. Còn về điều mà Thích Ca Mâu Ni cũng cùng ngày tháng sinh đó, nó có liên quan gì với tôi? Nhiều người khác cũng sinh vào ngày tháng đó. Hơn nữa, tôi không bao giờ tuyên bố rằng tôi là Thích Ca Mâu Ni.
 
Còn về vấn đề những người tu đã tập họp nơi Trung Nam Hải ở Bắc Kinh để trình bày các sự kiện, tôi lúc bấy giờ đang trên đường đi Úc và đổi máy bay ở Bắc Kinh. Tôi rời Bắc Kinh và hoàn toàn không biết điều gì xảy ra ở đấy. Tôi luôn du hành một mình để tránh bất tiện. Tôi không liên lạc với những người tu luyện sở địa những nơi mà tôi đi qua vì sẽ có nhiều người họ mong được nhìn thấy tôi. Do đó mà tôi hoàn toàn không hay biết về những gì đang xảy ra ở Bắc Kinh.
 
Chúng tôi không chống chính phủ bây giờ cũng như trong tương lai. Những người khác có thể đối xử tệ với chúng tôi, nhưng chúng tôi không đối xử tệ với người khác, chúng tôi cũng không đối xử với người khác như kẻ thù.
 
Chúng tôi kêu gọi mọi chính phủ, mọi tổ chức quốc tế, mọi người dân có lòng tốt trên thế giới, hãy ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi để giải quyết tình hình khủng hoảng hiện đang xảy ra tại Trung Quốc. Hiện nay, mẹ và em gái tôi vẫn còn ở Bắc Kinh, và họ đang trong tình trạng khó khăn. Nghe nói rằng cảnh sát muốn bắt họ. Có tin cho rằng các nhân viên cảnh sát đã đánh đập nhiều người tại Thẩm Dương (Shenyang), Đại Liên (Dalian), và những vùng khác. Tôi đề nghị chính phủ Trung Quốc đừng đối xử với họ như vậy. Hy vọng của tôi là chính phủ Trung Quốc và các cấp lãnh đạo sẽ đừng đối xử với những người tu Pháp Luân Công như là những kẻ thù. Dân chúng Trung Quốc khắp nước có một sự hiểu biết rất sâu sắc về Pháp Luân Công, và kết quả có thể là làm cho dân chúng mất lòng tin nơi chính quyền và cấp lãnh đạo, và bị thất vọng nơi chính phủ Trung Quốc.
 
.

Băng hoại

http://www.rfavietnam.com/node/1210

Thầy hiệu trưởng cấp 2 cưỡng dâm học sinh; con bỏ thuốc kích dục cho mẹ để được thỏa mãn thú tính; công an lạm dụng tình dục vị thành niên để xí xóa lỗi lầm; xe quân đội tông chết người giữa ban ngày rồi bỏ chạy; phụ huynh xô sập cổng trường cấp 1; con trai kiện mẹ ra tòa đòi tiền nuôi dưỡng; mẹ cho con dùng thuốc tránh thai ở tuổi 13… là những chuyện hà rầm (nghĩa là nhiều và ồn ào) tại Việt Nam hiện nay.
 
Sau đây là vài đơn cử:
 
1.
Gần đây nhất là chuyện trường thực nghiệm tại Hà Nội (nơi Ngô Bảo Châu từng học) vì phụ huynh muốn chen chân vào nộp đơn trước, đến mức xô sập cổng trường. Chi tiết của hành động băng hoại này không cần nhắc lại nữa, trên mạng bàn tán quá nhiều rồi, nhưng bản chất của nó là như vầy: Nhà trường đã “đi đêm” với số hồ sơ có phong bì hối lộ nặng trịch trước đó, khi gần đủ thì mới treo bảng tuyển học sinh, hô hào tính khách quan, dân chủ giả cầy, nhằm kiếm thêm khoản lệ phí nộp hồ sơ rất đáng kể.
 
Mà chuyện xô đẩy này thì không có gì xa lạ ở Hà Nội cả, khi mà trước đây cả chục năm, lúc chính phủ Nhật đem hoa anh đào sang chưng ở không gian công cộng trong lễ hội giao lưu văn hóa, chưa đầy một ngày thì dân ở đây đạp rào vào đã cướp sạch. Tình trạng cướp hoa công cộng này (không chỉ với hoa anh đào) còn kéo dài đến tận hôm nay, dù năm nào cũng được đông đảo công an và dân phòng canh giữ cẩn thận.
 
Ngay cả đến phát ấn đền Trần cũng thế, chen lấn đến ngạt thở, ngất thỉu, cấp cứu…; đàn ông bị móc túi lấy tiền bạc, đàn bà con gái bị sàm sỡ, quấy rối tình dục ngay giữa chốn linh thiêng.
 
Gần hai chục năm nay, lễ hội chùa Hương là một ác mộng, khi mà một mâm lễ có thể được bán đến mấy chục lần, bởi người trước đi lễ xong, bị thó đem ra bán lại cho người sau. Đó là chưa nói, ngay cổng chính ra vào, thịt chó thịt rừng được bán nhan nhản, cảnh giết gia súc gia cầm thì ê hề, dân chúng ăn nhậu say sưa, đĩ điếm cũng không thiếu.
 
2.
Đến nay vụ ông Ngô Xuân Thành kiện mẹ già ra tòa để đòi tiền nuôi dưỡng vẫn chưa có hồi kết, dù tòa đã kết án ông này sai quấy. Cứ tưởng chuyện này chỉ có ở xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Thế nhưng nó lại rất phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc hiện nay; miền Trung và miền Nam ít hơn, nhưng vẫn bị tác động và ảnh hưởng.
 
Hay như chuyện hai vợ chồng cụ Nguyễn Văn Quý và Nguyễn Thị Chén (đã hơn 80 tuổi, trú tại thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội) có đến 7 đứa con, nhưng vẫn bị đuổi ra đường xin ăn, phải sống tá túc trong một cái đình chật hẹp của làng. Chuyện đuổi cha mẹ ra đường hay bán con bán cháu cũng không còn xa lạ ở xứ này.
 
3.
Lật bất kì số báo công an hay an ninh ra đều thấy chuyện băng hoại, mà con cái đâm chém, giết hại cha mẹ cũng không thiếu hàng tuần. Như chuyện Đinh Ngọc Sơn (33 tuổi, trú tại thôn Lạch Sẽ, xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) vì cờ bạc mà chém vợ bị đứt rời sống mũi, chém mẹ đứt rời cánh tay, chém con vô số nhát.
 
Tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Thủy Nguyên (Hải Phòng) thì nhân viên phòng chụp X-quang là kỹ thuật viên Nguyễn Văn Tiếp (29 tuổi) đã hiếp dâm L. trong cơn đau bụng dữ dội, dù gia đình đang đứng đợi ngoài cửa.
 
Tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa, bác sĩ Cao Thanh Hùng (32 tuổi) đã hiếp dâm một cô bạn mới quen ngay trên cánh đồng bắp.
 
4.
Dẫn theo khảo sát của nhà xã hội Trần Hữu Quang, chúng ta thấy: “vụ Lê Văn Luyện giết người dã man khi cướp tiệm vàng ở Bắc Giang vào tháng 8-2011; tài  xế gây tai nạn rồi còn rượt đánh cảnh sát; một giảng viên luật bị truy tố vì chạy án cho một bị can ở Bắc Giang (báo An ninh Thủ đô, 8-12-2011); thanh niên chở “hàng nóng” như dao, kiếm... trên đường phố ở Hà Nội  (Lao động và xã hội, 23-2-2012); vụ cưỡng chế thu hồi đất một cách phi pháp ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng)...
 
Một bà mẹ liệt sĩ ở Quảng Bình bị con trai và cháu nội của mình hành hạ đến chết (Công an Nhân dân Online, 15-1-2008); vợ tẩm xăng đốt chồng ở huyện Nghĩa
Đàn, Nghệ An (VN-Express, 13-4-2011) hay ở huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận (Tuổi trẻ, 30-3-2012); con nhốt cha trong mấy năm liền ở huyện Cái Bè, Tiền Giang (Tuổi trẻ, 25-11-2011); mẹ giết con lúc đang cho con bú, ở huyện Tuy An, Phú Yên (Pháp luật Việt Nam, 13-12-2011); con đâm chết cha vì tức giận, ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội
(http://giadinh.net.vn, 19-12-2011); quan hệ bất chính với con dâu nên giết vợ (ở Tứ Lộc, Hải Hưng)”…
 
5.
Báo chí Việt Nam thời CS ít khi nào làm đúng nhiệm vụ và sứ mệnh công luận của mình, thường kiểm duyệt và xuyên tạc các thông tin mà họ đưa ra. Thế nhưng, do quan niệm “cái xấu phải bị phê phán, trừng trị” nên rất tình cờ, họ lại nới tay biên tập trước các vụ án mang tính băng hoại nên độc giả mới thấy sự leo thang của điều này một cách rõ rệt.
 
Chưa có một khảo sát cụ thể, nhưng bằng cảm tính của người đọc, nhiều người đã cảm thấy ngày một nhiều hơn các vụ án kiểu băng hoại trên báo chí Việt Nam.
 
Để cắt nghĩa “sự nở rộ” này, chắc không dễ, nhưng chắc nó phải bắt nguồn từ sự băng hoại của giáo dục với chính sách ngu dân: biết chữ nhưng không biết nghĩa; biết nghĩa nhưng không biết đạo lý; biết đạo lý nhưng cứ chà đạp lên nó. Mục đích của chính sách này, là để: Dễ cai trị nhân dân; làm chậm tiến trình phát triển của xã hội, dễ quản thúc; kéo lùi lịch sử để dân nghèo đói; làm yếu khả năng cạnh tranh của dân tộc.
 
Giáo sư Hoàng Tụy, một tiếng nói uy tín, đại diện của giáo dục Việt Nam, từng nhiều lần nhận định: “Dù bảo thủ đến đâu, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như bất cứ ai đều không thể làm ngơ trước nhiều vấn nạn giáo dục đã và đang làm đau đầu cả xã hội. Chỉ có nhìn thẳng, gọi tên đúng sự vật và chấp nhận thay đổi, coi cải cách là mệnh lệnh của cuộc sống mới có thể khắc phục tình trạng nguy kịch của ngành giáo dục Việt Nam. Chính Thủ tướng Phan Văn Khải khi từ nhiệm đã thừa nhận chánh thức sự không thành công của giáo dục, đến nay thực trạng nghiêm trọng của giáo dục Việt Nam vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Nhiều người có trách nhiệm vẫn tự ru ngủ mình với những thành tựu thực và ảo của giáo dục. Nếu Việt Nam cô lập với thế giới thì không đến nỗi quá lo lắng, nhưng nếu khách quan và có trách nhiệm khi đặt giáo dục trong bối cảnh toàn cầu, thì không thể nhắm mắt trước sự tụt hậu ngày càng xa của giáo dục Việt Nam so với các quốc gia chung quanh. Thực tế, đất nước ngàn năm văn hiến này đang trả giá nặng nề cho sự suy thóai nghiêm trọng của giáo dục kéo dài suốt 30 năm qua”.
 
Ngay vị GS được xem là “rất đỏ” là Trần Thanh Đạm cũng cho biết: “Giáo dục của Việt Nam ta hiện nay như cỗ xe hai bánh, nhưng một bánh cao một bánh thấp. Chúng ta đào tạo nhiều mà thất nghiệp cũng nhiều, bằng cấp cao mà thất nghiệp cũng cao”.
 
Sự băng hoại còn đến từ một xã hội thiếu tôn trọng nền tảng cá nhân. Vì một tập thể chung chung nên ai cũng sống vị kỷ, chẳng thèm chịu trách nhiệm trước người khác và cộng đồng. vì vậy, văn hóa, lối sống và đạo đức bị suy đồi. Giáo sư Thạch Trung Giá (Nha Trang) cắt nghĩa điều này: “… Văn hóa là phần hồn của một nước. Chính văn hóa đã tạo ra mọi hoạt động của đời sống dân tộc. Do đó, những sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt chính trị, sinh hoạt trí thức, là những hình thái văn hóa. Văn hóa là văn minh, văn hóa cũng là giáo dục. Giáo dục là xây dựng cơ sở cho ngày mai thừa hưởng và vun bồi truyền thống hôm nay. Nếu guồng máy giáo dục đã khó, nhiệm vụ của nhà giáo càng khó hơn khi mà đất nước thay đổi, và não trạng của dân tộc cũng không còn như xưa, vì tự nó đã không còn giống nó thì làm sao giống những người khác trong xã hội, mà sự mất còn của một nước là do giáo dục. Vì giáo dục đào tạo linh hồn, từ người lãnh đạo cao nhất đến những chuyên viên các ngành các cấp, đến toàn thể dân tộc, tất cả phải được trang bị một ý thức lành mạnh về cộng đồng. Nếu một nền giáo dục mô phỏng thiếu linh động, sẽ đào tạo một xã hội lệch lạc bệnh hoạn, và dân tộc đó chuẩn bị đưa nhau xuống vực thẳm”.
 
Sự băng hoại, đương nhiên và tất yếu phải đến từ một bộ máy độc tài, độc quyền và yếu kém về năng lực. Lãnh đạo thường được chọn vì lý lịch đảng, chứ không phải vì năng lực và trình độ của bản thân. Chính vì vậy, khi ở trong vai trò chủ quản đất nước, cách hay nhất là họ cứ cấm những gì mà họ không đủ năng lực quản lý, hoặc bản thân họ không cắt nghĩa được. Mà những điều này thì ngày một nhiều hơn, vì nhu cầu thay đổi và phát triển của người dân bắt buộc phải phong phú hơn. Chính vì vậy, nói như nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, rõ ràng chủ trương ngầm, nhưng được thể hiện rõ ràng qua thành tích giáo dục, đó là chính sách ngu dân của giới lãnh đạo Việt Nam. Ngu để giống họ và để dễ cai trị.
 
Chính vì những lý do chưa đầy đủ này, những trường hợp băng hoại như vừa nêu ở trên sẽ không còn là cá biệt, mà ngày một nhiều hơn, là hiệu quả tất yếu. Một đất nước cứ chọn nơi tối tăm mà đến, kể cũng lạ.
 

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Từ Chính phủ qua Đảng, quả bóng vẫn lăn…

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intel-op-ab-pres-sta-06292012053811.html


Khách mời của chương trình hôm nay là TS Nguyễn Quang A, Luật sư Trần Đình Triển, Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, TS Nguyễn Đình Lộc và lý thuyết gia Maxist Lữ Phương.
Thưa quý vị một trong các nội dung chúng tôi nhận thấy rất quan trọng trong phát biểu của Chủ tịch nước là câu hỏi thuộc về công tác kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ nhà nước cấp cao. Trả lời báo Tuổi Trẻ, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã xác định “Gốc gác của vấn đề này nằm ở chỗ hiện còn sử dụng tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế. Ðể giải quyết căn cơ hơn, nhất định phải thay đổi phương thức giao dịch này, phải thu hẹp dần, thay vào đó là thanh toán, giao dịch qua ngân hàng. Phương thức này được cho là hiệu quả để có thể kiểm soát được các "giao dịch ngầm".
Tiền mặt, đồng minh tham nhũng
Để hiểu rõ hơn về chuyện tiền mặt đã góp phần vào việc tham nhũng như thế nào chúng tôi xin được chia sẻ câu hỏi này với TS Nguyễn Quang A, chuyên gia tài chánh nguyên viện trưởng Viện IDS. Thưa xin mời TS Nguyễn Quang A.
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ điều ông Chủ tịch nước nói nó chỉ đúng một phần thôi, bởi vì đúng là có chuyện giao dịch tiền mặt nhưng với khối lượng tiền rất lớn thì tiền mặt cũng không phải là sự kiện chính. Vấn đề cơ bản ở chỗ người ta có thực sự muốn minh bạch hay không. Bởi vì khi kê khai ra thì phải để cho mọi người được biết chứ còn kê khai chỉ để lưu trong hồ sơ đến lúc có chuyện gì thì mới lôi ra, mà lôi ra cũng không được một cách công khai thì tôi nghĩ rằng không có ý nghĩa gì lắm.
đã làm chính trị gia thì phải chấp nhận chuyện minh bạch vì khi quyết định nó đụng đến rất đông quyền lợi của người khác. Những người đã dấn thân vào chính trị buộc phải chấp nhận điều đó. Tôi nghĩ từ trước đến nay người ta có nói tới chuyện đó nhưng không thấy ở chỗ họ có làm thật hay không.
TS Nguyễn Quang A
Bởi vì đã làm chính trị gia thì phải chấp nhận chuyện minh bạch vì khi quyết định nó đụng đến rất đông quyền lợi của người khác. Những người đã dấn thân vào chính trị buộc phải chấp nhận điều đó. Tôi nghĩ từ trước đến nay người ta có nói tới chuyện đó nhưng không thấy ở chỗ họ có làm thật hay không. Nếu làm thật thì tôi nghĩ rằng chuyện tiền mặt cũng chỉ là một phần nhỏ mà thôi.

Kê khai tài sản, câu hỏi khó có lời kết
Xin được tiếp tục với câu hỏi Chủ tịch nước về chuyện kiểm kê tài sản và tính minh bạch của việc kê khai thu nhập của cán bộ cấp cao. Chủ tịch Trương Tấn Sang nói rằng “quy định về vấn đề này đã có rồi, nhưng thực tế cũng chưa đảm bảo hiệu quả như mong muốn và tính thực chất của việc kiểm soát tài sản, thu nhập bằng biện pháp kê khai này. Chúng tôi năm nào cũng kê khai. Sắp tới đây cũng sẽ công khai các kê khai này tại nơi cư trú, nơi công tác của cán bộ, công chức”.
Thưa TS Nguyễn Đình Lộc, TS từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư Pháp và cũng là một đại biểu Quốc hội, xin ông cho biết nhận xét của ông về những trình bày này của Chủ tịch nước.
TS Nguyễn Đình Lộc: Chắc là không đơn giản đâu bởi vì kê khai tài sản là hình thức chống tham nhũng, mà chống tham nhũng chưa tốt lắm thành ra có thể nhìn thấy trước là không đơn giản. Tôi còn chờ đợi đồng chí Chủ tịch nước nếu ông ấy có biện pháp quyết liệt hơn thì chắc là sẽ
Từ trái qua phải và trên xuống: TS Nguyễn Quang A, Luật sư Trần Đình Triển, Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, TS Nguyễn Đình Lộc và lý thuyết gia Maxist Lữ Phương
Từ trái qua phải và trên xuống: TS Nguyễn Quang A, Luật sư Trần Đình Triển, Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, TS Nguyễn Đình Lộc và lý thuyết gia Maxist Lữ Phương
có một hiệu quả nhất định. Nhưng cũng không nên hy vọng nhiều vào đó vì tình trạng tham nhũng còn nặng nề lắm. Thực tế ai cũng thấy rồi dư luận người ta đều biết hết. Tôi đang chờ đợi xem thực chất sẽ diễn ra như thế nào. Tôi cũng chưa tin lắm đâu nhưng hy vọng vì nghị quyết Trung ương 4 lần này quyết liệt lắm. Và thưa LS Trần Đình Triển, là một luật sư có kinh nghiệm về chống tham nhũng, ông có điều gì khác muốn chia sẻ hay không thưa luật sư?
LS Trần Đình Triển: Tôi đánh giá rất cao Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không những ở cương vị Chủ tịch nước mà khi ông còn là Thường trực Ban bí thư Trung ương thì ông đã rất quan tâm đến đường lối chính sách, quan tâm đến những vấn đề bức xúc của xã hội để góp phần đưa ra những chính sách nhằm đem lại niềm tin của người dân với đảng với nhà nước.
Vừa qua Chủ tịch nước nêu ra vấn đề kê khai tài sản của các công chức nhà nước thì vấn đề này không phải là mới, đã cũ, đã đưa ra rất nhiều nhưng thực hiện chưa được bao nhiêu do từ cơ sở.
Hiện nay có một vấn đề là công chức nhà nước không những tài sản đứng tên mình mà lách dưới góc độ gia đình, vợ con, con cháu họ hàng đứng tên những tài sản đó. Một vấn đề nữa cần phải làm rõ đó là những tài sản ở nước ngoài. Những tài khoản tiền gửi ở các ngân hàng nước ngoài của các công chức. Đây là những vấn đề đặt ra rất là khó, khó nhưng không phải là không làm được.
Hiện nay có một vấn đề là công chức nhà nước không những tài sản đứng tên mình mà lách dưới góc độ gia đình, vợ con, con cháu họ hàng đứng tên những tài sản đó. Một vấn đề nữa cần phải làm rõ đó là những tài sản ở nước ngoài... Đây là những vấn đề đặt ra rất là khó, khó nhưng không phải là không làm được.
LS Trần Đình Triển
Chính sách nêu ra cần phải có chế tài thật mạnh mẽ. Tôi đồng tình quan điểm của Chú tịch nước và tôi nghĩ rằng đảng và nhà nước cũng sẽ triển khai nhưng cần phải đi từ cơ sở và kêu gọi dân phát hiện ra những nguồn tài sản bất minh. Nếu như của quan chức nhà nước mà dấu thì cần phải xử kỷ luật nghiêm minh. Thứ hai nữa nếu một quan chức dấu tài sản sau này phát hiện đưa ra khởi kiện thí dụ như tranh chấp đất đai, nhà cửa ở phiên tòa hay tranh chấp dân sự, hòa giải ở chính quyền địa phương mà phát hiện ra tài sản đó bản chất đứng tên như thế này nhưng đằng sau là của công chức thì những tài sản đó phải tịch thu và xung vào công quỹ của nhà nước.

Thay đổi vai chính, hiệu quả bao nhiêu?
Xin cám ơn LS Trần Đình Triển, chúng tôi xin được bước qua vấn đề thứ hai cũng trong phạm vi chống tham nhũng. Thưa quý vị chắc chúng ta còn nhớ với nghị quyết Trung ương 5 một sự thay đổi quan trọng đối với người đứng đầu chịu trách nhiệm chống tham nhũng đã được chuyển giao từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tức là chuyển từ chính phủ sang đảng. Liên quan đến cuộc chuyển đổi này Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tuyên bố rằng: “Nay Ðảng trực tiếp
Những biệt thư kiểu nay thì lương đảng viên mới mua nổi...? (ảnh minh hoạ)
Những biệt thự kiểu này thì lương đảng viên mới mua nổi...? (ảnh minh hoạ)
nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và Tổng bí thư là người đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng. Ban Nội chính của Ðảng được tái lập, cũng là cơ quan thường trực về phòng chống tham nhũng. Với thể chế chính trị của nước ta thì cách tổ chức bộ máy về phòng chống tham nhũng như vậy là mạnh mẽ nhất rồi” Xin được hỏi GS Tương Lai, ông có đồng ý với sự lạc quan mà Chủ tịch nước đặt vào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay không?
GS Tương Lai: Việc chống tham nhũng về tay ông Nguyễn Phú Trọng tôi không tin là ông ấy có phép thần để mà ông ấy chống được đâu. Nếu như không có một thay đổi rất cơ bản về cái quy chuẩn về lỗi hệ thống, có nghĩa là phải tìm ra quy luật mới ở đấy xét đến cùng là phải dựa vào dân, nghe tiếng nói của dân và phải thấy rằng nếu không dựa vào dân, không nghe tiếng nói của dân thì hỏng. Đến như ông Bộ trưởng Bộ Môi trường khi Quốc hội hỏi ông có kết luận gì về vụ Văn Giang không, thì ông nói là không kết luận gì cả. Quá trình thực hiện tỉnh đã làm theo quyết định của Thủ tướng, thực hiện chính sách đền bù cơ bản là tốt. Do các thế lực bên ngoài lợi dụng kích động nên trở thành vấn đề chính trị chứ không phải sai phạm gì. Ông ấy nói ngon lành thế cơ mà!
Nói như thế là rất bậy. Một Bộ trưởng mà nói như thế là quá bậy. Phải thấy được cái quy luật mới này. Nó đòi hỏi phải xem lại quy trình nó đã xộc xệch, nó đã cũ kỹ, nó đã hư hỏng lắm rồi phải chỉnh đốn nó. Nếu không chình đốn, không sửa chữa thì cá nhân có tài giỏi mấy, có ba đầu sáu tay cũng không giải quyết được đâu.
Việc chống tham nhũng về tay ông Nguyễn Phú Trọng tôi không tin là ông ấy có phép thần để mà ông ấy chống được đâu. Nếu như không có một thay đổi rất cơ bản về cái quy chuẩn về lỗi hệ thống, có nghĩa là phải tìm ra quy luật mới ở đấy xét đến cùng là phải dựa vào dân, nghe tiếng nói của dân...
GS Tương Lai
Xin cám ơn GS Tương Lai, xin được tiếp tục cùng một nội dung câu hỏi này với luật gia Lê Hiếu Đằng.
LG Lê Hiếu Đằng: Thật ra chuyển từ chính phủ qua đảng thì đứng về mặt một nhà nước pháp quyền mà nói thì đảng chỉ là cơ quan lãnh đạo thôi chứ không phải đảng đi giải quyết việc đó. Theo tôi muốn chống tham nhũng một cách hiệu quả thì phải có một Ủy ban quốc gia độc lập, gồm nhiều nhân vật có uy tín, trong sạch và giao nhiều quyền cho họ thì mới có thể chống được tham nhũng. Nói thật là bộ máy hiện nay kể cả nhà nước và đảng, tham nhũng nó đã đục ruỗng rất nhiều rồi. Có thể nói như vậy.
Tất nhiên chúng ta phải chờ đợi chứ không nói trước được nhưng tôi nghĩ rằng có hiệu quả hay không phải có quyết tâm rất lớn và có bộ máy tương đối độc lập. Như tôi đã nhiều lần phát biểu nếu anh không có tam quyền phân lập thì không thể nào chống tham nhũng được. Phải có một nền tư pháp độc lập thì mới xử được những cán bộ cao cấp, nhất là ở trong chính phủ và kể cả trong đảng như vậy thì mới có hiệu quả.
Nếu các vị giữ trọng trách trong chính phủ, trong nhà nước đều là đảng viên hơn nữa đều là Ủy viên Trung ương đảng, thậm chí có người là Ủy viên Bộ chính trị thế thì ai xử những người này nếu không có tòa án độc lập? Nếu không làm được việc này thì sẽ trở lại như cũ có nghĩa là sẽ không hiệu quả.
Tôi cũng như nhiều người hy vọng rằng với việc chuyển qua cho Tổng bí thư đảng là ông Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban thì tôi cũng chờ đợi hành động của ông Tổng bí thư như thế nào, để có thể đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng vốn là quốc nạn hiện nay và trở thành mối đe dọa cho sự tồn vong của đất nước.
Xin được tiếp tục cùng một câu hỏi với ông Lữ Phương, lý luận gia Maxist, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đầu tiên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam. Thưa ông sự chuyển đổi vai trò của chính phủ và đảng có làm cho việc chống tham nhũng mạnh hơn hay không?
...nó là kết quả của suy thoái về đạo đức ở trong đảng. Người ta đưa ra thực hiện đường lối xây dựng lành mạnh, lý tưởng, xây dựng một xã hội tốt đẹp này kia nhưng thật sự nó là không tưởng, không thể thực hiện được. Khi mình làm điều gì đó mà không thực hiện được thì nó sẽ có tác dụng ngược lại
ông Lữ Phương, lý luận gia Maxist
Ô. Lữ Phương: Tôi thấy không mạnh hơn đâu. Bởi vì bệnh tham nhũng này theo tìm hiểu của tôi thì nó không phải thuần túy là ham muốn vật chất, không phải vậy, nó là kết quả của suy thoái về đạo đức ở trong đảng. Người ta đưa ra thực hiện đường lối xây dựng lành mạnh, lý tưởng, xây dựng một xã hội tốt đẹp này kia nhưng thật sự nó là không tưởng, không thể thực hiện được. Khi mình làm điều gì đó mà không thực hiện được thì nó sẽ có tác dụng ngược lại.
Đảng cộng sản đứng trước một tuyệt lộ rồi vì không có lý tưởng. Lý tưởng không thực hiện được, bất khả thi cho nên khi đem cái đó ra để thay thế thì người ta đem cái vật chất mà không hứa với xã hội, không hứa với nhân dân một con đường tốt đẹp một xã hội lành mạnh, tương lai lý tưởng gì cả. Chính vì bây giờ tham nhũng nằm trong đảng, trong chính phủ khi họ thấy không có tương lai không có lý tưởng nữa thì họ tham nhũng.
Tôi nghĩ những giải pháp đưa ra vì thấy tham nhũng trầm trọng quá sức rồi. Nó trầm trọng đến mức cái nghị quyết vừa rồi cho thấy có thể làm sụp đổ cả một chế độ cho nên họ cố gắng chận lại bớt chừng nào hay chừng nấy. Tôi thấy kết quả của nó hoàn toàn không đáng mong mỏi.
Xin thành thật cám ơn các vị khách quý hôm nay. Thưa quý thính giả như đã giới thiệu trước đây loạt bài này còn bài cuối cùng chia sẻ về nội dung mà Chủ tịch nước nói tới có liên quan đến báo chí và bức xúc xã hội về các vấn đề điều hành đất nước, cũng do Mặc Lâm thực hiện mời quý vị đón theo dõi vào kỳ phát thanh tới. Xin cám ơn quý vị.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Giả dối lên ngôi, đạo đức suy đồi

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/deceptions-enthroned-fallof-trad-morality-06242012093655.html


2012-06-24
Tình trạng đạo đức suy đồi dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội trong nước – thể hiện nhan nhản trên mặt báo “lề phải” lẫn “lề trái” – hiện tiếp tục làm trĩu nặng nỗi trăn trở của những người có tâm huyết với quê hương, dân tộc.
Ảnh chụp từ clip
Gian lận trong phòng thi tốt nghiệp THPT Đồi Ngô. 2012

Từ A đến Z

Qua bài “Lạm bàn về căn bệnh dối trá tại Việt Nam”, Giáo sư Trần Kinh Nghị từ Hà Nội đề cập tới điều có thể nói hài hước – nhưng chua chát - rằng “ở Việt Nam mọi thứ đều giả, chỉ có dối trá là có thật!”
Một nhà giáo dục luôn quan tâm cho vận nước, dân tộc là GS Hà Văn Thịnh từ Huế cảnh báo rằng tình trạng giả dối ở Việt Nam giờ lan tỏa từ “A đến Z”, khi cảnh nhiễu nhương, tự tung tự tác đang hoành hành xã hội Việt Nam:
Vì giờ người ta giả dối từ A tới Z, từ trên xuống dưới. Ai muốn làm gì thì làm, ai muốn lừa ra sao thì lừa, muốn tự tung tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được.
GS Hà Văn Thịnh
“Trong bản chất xã hội Việt Nam có sự giả dối, vô cảm, ích kỷ, sự tàn nhẫn. Đó là tất cả những gì biểu hiện của văn hóa Việt Nam hiện nay. Nói ra chẳng ai thích đâu. Nhưng đó là sự thật. Vì sao? Vì giờ người ta giả dối từ A tới Z, từ trên xuống dưới. Ai muốn làm gì thì làm, ai muốn lừa ra sao thì lừa, muốn tự tung tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được.”
Theo GS Trần Kinh Nghị, thì dối trá thoạt nghe qua cũng chỉ là một thói đời không mấy tốt đẹp vốn nhan nhản trong xã hội loài người, nên người ta dễ tưởng rằng “không có gì nguy hại lắm”. Nhưng, khi “Lạm bàn về căn bệnh dối trá ở Việt Nam”, GS Trần Kinh Nghị không khỏi lưu ý rằng “Ở Việt Nam bệnh dối trá có những đặc thù riêng”. Những “đặc thù riêng” ấy là như thế nào ? Tác giả giải thích:
“Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi đua và những đợt cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, nhân văn giai phẩm v.v… khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên. Những thời kỳ kinh tế khắc khổ cũng khiến con người ta trở nên bon chen và thủ đoạn. Tất cả tạo nên lối sống và tư duy phức tạp, thường mang tính hai mặt, nói và làm không đi đôi với nhau.”

Căn bệnh trầm kha

khoa-than-giu-dat-250.jpg
Hai mẹ con khỏa thân chịu nhục để phản đối việc cưỡng chế đất. Photo courtesy of blog lehienduc (lhdtt).
Vẫn theo GS Trần Kinh Nghị, thói “làm thì láo, báo cáo thì hay” cùng thói “chạy theo thành tích” vốn phát xuất từ thời XHCN ở Miền Bắc đã góp phần làm trầm trọng thêm căn bệnh dối trá ở Việt Nam hiện nay, và đã trở thành “căn bệnh trầm kha bám sâu rễ trong toàn xã hội đến độ ai không biết nói dối, không biết làm ẩu và không biết ‘ăn theo nói leo’ thì không thể tồn tại”. Và tác giả báo động rằng tệ nạn bè phái, tham nhũng nghiêm trọng tràn lan trên khắp quê hương hiện nay cũng có nguyên nhân sâu xa từ căn bệnh dối trá ấy, để từ đó, sinh sôi và dung dưỡng cho “những kẻ bất tài, vô đạo đức nhưng thích làm quan”. Nhà văn Nguyên Ngọc qua bài “Cần một cuộc tự vấn” đã thẳng thắn đề cập tới “một trạng thái chán chường sâu sắc và mênh mông về đạo đức xâm chiếm mọi con người”. Theo cái nhìn của nhà văn Nguyên Ngọc thì tâm trạng chán chường trước sự sa sút về đạo đức ấy phát sinh từ một “căn bệnh” cứ “vây kín quanh mình”, “va vào đâu cũng gặp” dưới “mọi kiểu trắng trợn hay tinh vi”, đó là sự giả dối. Nhà văn Nguyên Ngọc phân tích:
“Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Chính cái giả dối tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa. Câu hỏi thường trực bây giờ: Tốt để làm gì? Sạch để làm gì? Quên mình để làm gì? Xả thân chống lại cái xấu, cái giả để làm gì? Liệu rồi có ai, có cơ chế nào bảo vệ những nỗ lực đạo đức đó không? Hay thậm chí bị cả cơ chế quật đánh lại như vẫn thấy không hề ít?”

Đang thống trị xã hội

Nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng không tránh khỏi âu lo khi căn bệnh giả dối ấy “đang thống trị xã hội” Việt Nam, mà chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng thiếu trung thực của nền giáo dục nước nhà:
Nhưng toàn bộ hệ thống đã hư, đã sai rồi, thì phải thay đổi cả hệ thống mới cải tạo được xã hội hiện nay. Hiện sự giả dối đang thống trị xã hội chúng ta.
Nhà văn Trần Mạnh Hảo
“Sự giả dối tồn tại ở xã hội Việt Nam lâu rồi. Ngay trong lãnh vực giáo dục, ông phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phụ trách các mặt văn hóa-giáo dục cũng khẳng định là tình trạng thiếu trung thực trong giáo dục là bệnh lớn nhất tại VN.
Mà giáo dục là gì? Giáo dục là dạy cho con người trở thành người. Nó dạy cho con người phải có đạo đức. Mà cái đầu tiên của đạo đức là chân thật. Giả dối thì trái ngược lại, là phản giáo dục. Vừa rồi nhà bác học toán học Hoàng Tụy cũng vừa viết một bài rất hay góp ý cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tái cấu trúc xã hội.
Theo GS Hoàng Tụy thì không thể nào tái cấu trúc xã hội. Bởi vì tái cấu trúc là những bộ phận rời. Nhưng toàn bộ hệ thống đã hư, đã sai rồi, thì phải thay đổi cả hệ thống mới cải tạo được xã hội hiện nay. Hiện sự giả dối đang thống trị xã hội chúng ta.”

Cả một hệ thống

nusinhdanhnhau250.jpg
Những học sinh khác thì vô tư nhìn bạn bị đánh một cách tàn nhẫn. Hình chụp từ YouTube.
Cách nay chưa lâu – tức hồi cuối năm ngoái, vào một buổi chiều cuối năm, khi “giá rét và nỗi buồn… tràn ngập tâm hồn khiến nỗi lòng chùng xuống”, TS Nguyễn Xuân Diện đã phóng bút bài “Chiều cuối năm nhìn lại”, qua đó ông không quên lưu ý tới “những vụ giết người cướp của ngày càng táo bạo, kẻ thủ ác tuổi đời càng ngày càng trẻ và cách thức giết người càng ngày càng dã man, độc án, quyết liệt” hơn. Nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng có cái nhìn tương đồng về việc xã hội Việt Nam ngày nay – mà theo lời ông, “xuống cấp chưa từng thấy”: “TS Nguyễn Xuân Diện nói thế là chính xác bởi vì điều đó có rất nhiều người đã khẳng định rồi. Ngay cả nghị viên Quốc hội Việt Nam Dương Trung Quốc cũng nói rằng thế hệ chúng ta là thế hệ mất gốc. Mà mất gốc là mất những giá trị tốt đẹp của Việt Nam.
Còn xã hội Việt Nam hiện nay, về mặt đạo đức, xuống cấp chưa từng thấy. Tình trạng này đầy tràn những mặt báo “lề phải”: Ngày nào cũng cướp, cũng giết, cũng có những tội phạm xã hội khủng khiếp. Nó tràn lan, không còn là hiện tượng riêng lẻ, mà cả hệ thống như vậy rồi.”
Nếu ngày xưa – cách nay hơn một thế kỷ - nhà thơ Trần Tế Xương than phiền và báo động tình trạng xã hội VN lúc đó suy đồi về đạo đức, khi:
Nhà kia lỗi đạo con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng

thì ngày nay, tình hình đạo đức sa sút ngày càng trầm trọng trong nước đang gây bất an, trăn trở triền miên cho những người có tâm huyết với quê hương.


Theo dòng thời sự:

.

Lạ lùng xã có 500 cán bộ ở Thanh Hóa

http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/la-lung-xa-co-500-can-bo-o-thanh-hoa-c46a464727.html


Cán bộ xã, thôn đông quá, ngân sách lại không đủ trả lương nên ở nhiều nơi thuộc tỉnh Thanh Hóa, chính quyền xã bắt dân nghèo è cổ đóng góp nuôi cán bộ.

Góp thóc nuôi cán bộ ăn không ngồi rồi

Xã Quảng Vinh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) có 15 thôn, 2.000 hộ, 9.500 dân. Suốt quá trình đi thực tế để thực hiện loạt bài này, chúng tôi chưa thấy nơi nào nhiều cán bộ xã, thôn như ở Quảng Vinh. Phải mất gần một tiếng đồng hồ, tôi và ông Dư Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã mới thống kê hết số cán bộ xã lẫn thôn ở Quảng Vinh. Mất thời gian là thế nhưng cũng chẳng thể đưa ra được con số chính xác vì bản thân vị Phó Chủ tịch xã không nhớ được. Ông chỉ áng chừng khoảng 500 người gì đó, cả xã và thôn.

Lạ lùng xã có 500 cán bộ ở Thanh Hóa, Tin tức trong ngày, can bo thanh hoa, dan ngheo, xa co 500 can bo, nop thue, xa quang vinh quang xuong, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Cán bộ đông như châu chấu nhưng trong ngày làm việc mà trụ sở xã Quảng Vinh vắng tanh

Thuộc diện xã loại 1 theo Nghị định 92 của chính phủ nên Quảng Vinh có tới 23 cán bộ được biên chế và 22 cán bộ bán chuyên trách. Ngoài 45 cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách này, xã còn có thêm 7 người làm phó các đoàn thể, cán bộ đài truyền thanh, kế toán phụ, văn phòng đảng ủy, ban liên lạc TNXP… Số cán bộ đông kỷ lục, ông Tâm bảo rằng, cứ trên có chức danh gì thì cứ theo ngành dọc mà bổ nhiệm cho tới tận từng thôn. Thành thử có nhiều người ở thôn được gọi là cán bộ nhưng họ làm gì thì Phó Chủ tịch xã như ông cũng không thể biết.

Xã Quảng Vinh có tới 3 ông bảo vệ. Một ông bảo vệ trụ sở xã, một ông bảo vệ tượng đài liệt sĩ (dù tượng đài nằm ngay cạnh ủy ban) và một ông bảo vệ các trạm bơm thủy lợi. Đây cũng là xã mà cán bộ các đoàn thể phủ tận các thôn, đầy đủ không thiếu một người. Cứ một thôn có 2 người tham gia phụ trách hoạt động của một đoàn thể. Đoàn thanh niên, hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh… 7 đoàn thể, tức có khoảng 14 cán bộ lĩnh vực này ở một thôn. Cộng thêm Bí thư, trưởng thôn, phó thôn… nữa cũng xấp xỉ 20. Chưa hết, đông nhất ở Quảng Vinh là đội ngũ cán bộ phục vụ an ninh. Ngoài trưởng và 2 phó công an, xã còn có thêm 15 tổ an ninh trật tự đóng ở 15 thôn. Mỗi tổ 3 người, công an viên làm tổ trưởng, cộng thêm lực lượng dân quân 22 vị nữa là 67 người.

Theo Nghị định 92 của Chính phủ, chỉ có cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách thì nhà nước trả lương, còn cán bộ phát sinh xã phải tự trả phụ cấp cho họ. Được biết, mỗi năm xã Quảng Vinh thu ngân sách tất tần tật chỉ có 400 triệu, vậy tiền đâu để chi trả cho bộ máy cán bộ quá khổng lồ hiện tại? Xin thưa, bắt người dân đóng góp là chính. Điều này đích thân ông Tâm dù không muốn cũng phải thừa nhận: Vì ngân sách không có nên xã phải bắt người dân đóng góp.

Lạ lùng xã có 500 cán bộ ở Thanh Hóa, Tin tức trong ngày, can bo thanh hoa, dan ngheo, xa co 500 can bo, nop thue, xa quang vinh quang xuong, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Người dân xã nghèo Quảng Vinh phải góp thóc để nuôi bộ máy cán bộ khổng lồ

Nông dân Quảng Vinh còn nghèo lắm, số hộ nghèo còn tới 30,6%. Trang trải cuộc sống hàng ngày đã khó huống hồ phải đóng góp để nuôi cán bộ. Nhưng không đóng không được, bởi tất cả các khoản đều được quy ra thóc, dân không tự nguyện thì cán bộ lấy lúa ngoài đồng. Đừng có hòng chạy thoát. Mà giả sử có chạy đợt này thì xã lại ghi vào sổ nợ rồi cho người đòi liên tục, đòi đến lúc nào thanh toán đủ mới thôi.

Đau ở chỗ, hầu hết cán bộ sống bằng nguồn thóc lúa của dân lại chẳng phải do dân bầu. Những chức danh như đoàn thôn, cán bộ phụ nữ thôn… đều theo ngành dọc, cơ cấu lên làm. Mỗi thôn 2 người phụ trách bất kỳ đoàn thể nào cũng được hưởng phụ cấp 200 cân thóc một năm. Tổng cộng hàng năm xã Quảng Vinh phải chi trả 105 triệu đồng, chỉ riêng cho cán bộ đoàn thể cấp thôn. Ngoài ra, ở các tổ an ninh trật tự, cứ hai an ninh viên thì bằng phụ cấp công an viên, còn riêng 22 vị dân quân tự vệ, mỗi năm phải trả cho họ 44 triệu đồng…

“Tất cả phụ cấp cho những cán bộ như thế đều được tính bằng thóc. Cứ đến hạn nhận lương là họ lấy tiền theo giá thóc thị trường. Còn xã phải thu phí từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân vì ngân sách quá ít ỏi, không gánh nổi. Xã giao chỉ tiêu cho thôn, mỗi thôn 40 triệu đồng, cứ thế mà thu”. Ông Tâm nói.

5 tạ thóc mất 1 tạ phí


Đó là cách tính của nông dân nghèo ở Quảng Vinh. Nếu căn cứ vào cuốn sổ thanh toán mà mỗi hộ gia đình phải mua với giá 5 ngàn đồng ở xã thì năm nay họ đang phải chịu 19 khoản phí chính thức, chưa kể những khoản đóng bên ngoài, không đưa vào sổ. 13 khoản phí xã ban hành, 6 khoản còn lại nộp cho thôn. Tính bình quân, một năm, dân nghèo xã Quảng Vinh ít nhất phải mất một tạ thóc cho tiền phí của thôn, của xã. 2.000 hộ là 2.000 tạ thóc. Không có ngoại lệ, cho dù đó là hộ nghèo, người già hay trẻ nhỏ.

Lạ lùng xã có 500 cán bộ ở Thanh Hóa, Tin tức trong ngày, can bo thanh hoa, dan ngheo, xa co 500 can bo, nop thue, xa quang vinh quang xuong, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Sổ thanh toán ghi những khoản phí dân nghèo phải đóng

Gia đình chị Phạm Thị Trâm ở đội 5, thôn Thanh Minh có 6 người nhưng chỉ được 2 sào ruộng. Bao nhiêu năm nay họ không thoát khỏi “án” hộ nghèo, nhưng lý do chính không chỉ vì ít ruộng. Mỗi năm, 2 sào ruộng làm 2 vụ, năng suất như hiện nay được tầm 5 tạ thóc. Nhưng với các khoản phí được chia rõ ràng trong sổ thanh toán thì hàng năm gia đình phải đóng hơn 700 ngàn. Với giá thóc như hiện nay thì riêng tiền phí đã ngốn mất của gia đình chị hơn một tạ/năm. Nhà nước đã có chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp nhưng hàng năm gia đình chị Trâm vẫn phải đóng Quỹ phục vụ nông nghiệp, giao thông thủy lợi, xây dựng kênh mương… cho xã. Năm ngoái tổng các loại phí này lên đến 705 ngàn đồng, chị túng quá, không có đóng nên bị xã ghi nợ sang năm nay.

Xã thu chán chê, đến thôn cũng tìm cách vét. Từ tiền thủy lợi nội đồng, tiền diệt chuột, tiền bảo vệ… Mỗi khoản vài chục ngàn nhưng cộng lại cũng tiền trăm. Đối với những gia đình nghèo như chị Trâm thì đi vay cũng khó chứ đừng nói đến chuyện kiếm ra để trả.

Nằm ở vùng bãi ngang nên mỗi học sinh ở Quảng Vinh được nhà nước hỗ trợ tiền 70 ngàn đồng/tháng. Nhưng ba năm nay người dân cố hỏi mà cán bộ xã cứ cố tình lờ đi. Họ thắc mắc chán rồi chuyển sang bức xúc, quy cho ông Chủ tịch ăn quỵt. Bởi chẳng có lý do gì, ở mảnh đất nghèo như thế này thì lấy đâu ra tiền mà nhà ông Chủ tịch xã Lê Quang Bảo lại có thể xây to như biệt phủ, cao ba tầng, có hàng rào bao bọc ...
Dù nghèo nhưng chị cố cho con đi học để mong chúng thoát khỏi cái cảnh ruộng đồng, may ra làm được cái chức gì ở xã như mấy ông cán bộ vừa nhàn vừa được dân nghèo cống thóc nuôi. Nhưng giấc mơ ấy đang bị đặt dấu hỏi bởi các khoản phí mà chính quyền xã Quảng Vinh đang cố truy đến tận cùng.

“Đợt vừa rồi làm đường giao thông nông thôn, gia đình tôi đã phải đóng 50 ngàn một khẩu rồi. Vậy mà các cháu đi học còn bị đòi thêm 150 ngàn mỗi đứa nữa. Không có tiền đóng thì trường không cho thi nên vị chi làm đoạn đường mà nhà tôi đóng tròn một triệu đồng. Chưa chạy vạy đủ để đóng cho con đi học thì xã lại cho người đi vận động thu tiền chuẩn bị ngày 27/7. Mỗi hộ phải đóng 20 ngàn nữa, nhưng nói thật, bây giờ trong nhà tôi một ngàn cũng không có thì lấy chi mà đóng”. Chị Trâm phàn nàn.

Cạnh nhà chị Trâm là nhà bố chồng chị, cụ Lê Quang Huy (89 tuổi). Nhà chỉ có hai ông bà già, không làm ruộng được nữa nhưng mỗi lần có đợt thu phí xã vẫn cho người đến đòi. Không có nộp thì cán bộ xã Quảng Vinh linh hoạt bằng cách trừ tiền chế độ người già của hai cụ. Mỗi tháng 180 ngàn bị cắt luôn từ trên xã, đỡ cho hai cụ phải mất công đi lấy!

Lạ lùng xã có 500 cán bộ ở Thanh Hóa, Tin tức trong ngày, can bo thanh hoa, dan ngheo, xa co 500 can bo, nop thue, xa quang vinh quang xuong, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Dân nghèo, xã nghèo, nhưng nhà Chủ tịch xã to như biệt phủ

Cả xã Quảng Vinh có 3.740 sào ruộng. Bình quân năng suất 200kg một sào. Không biết người dân phải chi ra bao nhiêu thóc để nuôi cán bộ. Chỉ biết số cán bộ quá khổng lồ, tốn rất nhiều thóc của người dân nhưng công việc xem chừng rất nhàn nhã. Ngày thứ 6 tôi đến, nhóm ông Tâm với mấy ông làm văn phòng, tư pháp đang hút thuốc lào và bàn nhau chuẩn bị đi uống rượu. Trụ sở xã vắng như chùa Bà Đanh, còn ngoài đồng, nông dân Quảng Vinh đang vã mồ hôi thu hoạch lúa. Năm nay họ được mùa, nhưng không được ăn cả, vì những khoản phí vẫn còn treo lơ lửng, thậm chí nhiều nhà còn nợ tồn đọng từ mấy năm trước chưa trả nổi.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Bài Văn của tuổi 9x


 .

Bài văn của một nữ học sinh trung học phổ thông với đề bài phân tích truyện Thánh Gióng vừa được phát tán trên mạng, được xem như “bài văn lạ” mới, gây xôn xao cộng đồng. Nguyên văn bài viết như sau (xin đăng nguyên văn, kể cả một số từ tạm gọi là “lỗi từ vựng” của thế hệ 9X):


“Truyền thuyết kể lại thật ấn tượng khi Thánh Gióng ba tuổi chưa biết nói cười nhưng khi giặc Ân đến thì thoắt cái vươn vai để trở thành người lớn trong phút chốc, ngay sau đó thì đã dùng gậy sắt, cưỡi ngựa sắt uýnh tan giặc. Wow, thậm chí ông còn dùng cả bụi tre làm vũ khí! Xong xuôi thì thay vì ở lại để nhận huân chương Anh hùng, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác. Chắc là ông tuy thành người lớn nhưng tuổi vẫn trẻ con nên dễ ngượng trước đám đông, hoặc có thể ông ấy khiêm tốn và không mắc bệnh thành tích như người lớn bây giờ! Em hâm mộ ông, à… anh ấy lắm (mà sao trẻ thế họ lại cứ bắt gọi là ông nhỉ?)! Nếu anh ấy mà không bay mất chắc ối người hâm mộ sẽ chết mê chết mệt. Ôi, anh Gióng thật manly, thật cool - thần tượng của em!

Nhưng em không chỉ hâm mộ mà còn thương anh ấy lắm, mới ba tuổi ranh, chưa biết gì mà đã buộc phải thành người lớn, phải làm chuyện người lớn trong khi chưa kịp hưởng tuổi thơ, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ, tuổi ômai như tụi em…Thật buồn, thật ghét chiến tranh đã cướp đi mất tuổi thơ của anh ấy!

Em thì ngược lại, em có tuổi thơ và thời con trẻ đầy đủ đến phát chán.Thực sự thì em chỉ mong cái tuổi thơ này kết thúc nhanh nhanh và thành người lớn cùng thần tượng của em sớm nhất có thể vì quá tuổi thơ của chúng em quá nhiều lý do để bực bội.

Này nhé: Tuổi thơ lúc nào cũng phải đi học, điểm kém thì bị chửi mắng, thậm chí dính chưởng của phụ huynh, muốn học giỏi thì lại phải quay cóp khi đi thi, em thì lại vụng nên quay toàn bị lộ. Lớp em tụi nó quay siêu lắm, có đứa còn được nhà trang bị điện thoại xịn để nhắn đầu bài, đứa thì móc với giám thị quăng phao cho. Em không biết dùng phao, chết đuối phải roài, hic hic…

Tuổi thơ lúc nào cũng bắt đi sở thú. Đi riết chán ốm vì chẳng có gì để xem. Có mấy con thú ốm nhom cứ đứng vậy hoài. Mà nghe nói một con voi mới tự nhiên lăn đùng ra chết, người ta bảo nó bị bệnh hiểm nghèo, em nghĩ là nó đói thôi. Ba em dạo này làm ăn chứng khoán hay đất đai gì đó mà về quặu nhà hoài, kêu làm ăn thế này thì có mà chết đói cả lũ! Đấy, người còn chết đói nữa là voi… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.

Tuổi thơ chán chết vì muốn đi chơi chẳng biết đi đâu và đi bằng gì. Xe công cộng thì vừa bẩn vừa hôi, lại chen chúc và luôn chậm giờ, chẳng nhẽ lúc nào cũng bắt gia đình cho quá giang. Em thích đi chơi ngoài thiên nhiên lắm mà không có chỗ nào đi, lại dơ và nguy hiểm nên mẹ không cho. Mà sao cứ đi xa là người lớn lại sợ trẻ con làm chuyện bậy bạ nhỉ? Sao họ cứ suy bụng ta ra bụng người thế? Đi gần thì có mỗi chỗ duy nhất là siêu thị. Dạo này kinh tế khó khăn nên chẳng ai mua gì, cứ đi vào chơi cho mát. Chỗ khu game thì lúc nào cũng phải xếp hàng, tiếng động ẩm ĩ nhức hết cả đầu, haizzz… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.

Tuổi thơ thật chán vì không có gì để xem. Ca nhạc thì nhảm, lại chẳng có bài vui cho lứa tuổi tụi em. Cứ suốt ngày yêu nhau, bỏ nhau nhảm pà cố! Mà trong mấy cuộc thi Talent trên Ti vi thì tụi trẻ con cũng toàn bắt chước người lớn mới được giải cao đấy thôi, ai mà coi trọng con nít! Phim Việt thì vừa chán vừa toàn chuyện người lớn, mấy cái phim Mỹ hành động thì hay, vậy mà cái hay nhất chuẩn bị chiếu thì lại bị cấm mất vì nghe nói quá bạo lực. Mấy đứa bạn nhà giàu nó còn được bay qua Thái, qua Sin xem chứ em thì potay. Mà lạ thật, trẻ con bên ấy giàu hơn nhưng lại thích bạo lực hơn ở nhà mình nhỉ? Ôi, ước gì em được như Phù Đổng, ước gì em nhanh làm người lớn.

Tuổi thơ thì lúc nào cũng bắt đọc sách. Em cũng thích đọc lắm, nhất là mấy cuốn Manga vẽ tranh đẹp cực! Đọc lời và chữ nhiều đang chán, đọc truyện tranh đang thích thì mẹ lại cấm vì bảo trong đó toàn cảnh phản cảm của con nít làm chuyện người lớn…huhu. Nếu mà thế gọi là làm chuyện người lớn thì em cũng thích làm người lớn. Thích thế nhưng mà rất khó, mấy đứa con trai cùng lớp thỉnh thoảng cứ hay rủ đi chơi xa, vào nhà nghỉ làm chuyện người lớn. Thích đấy nhưng mà quá nguy hiểm, nhỏ L. lớp kế bên đi chơi riết rồi tự nhiên có em bé đó, kỳ lắm. Nhưng ở nhà cũng ghê thấy mồ à, mấy cha hàng xóm mắc dịch và biến thái cứ hay gạ qua nhà làm chuyện người lớn rồi cho tiền, cho kẹo... Sao làm trẻ con khổ thế!? Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.

Mà làm người lớn cũng dễ ợt chứ có gì đâu. Em nghe nói nhỏ kia chưa đến 18 đã khai man để có bạn trai sớm. Mà vừa mấy bữa trước thấy nó còn ốm nhom trên ti vi, nghe dì Năm nói nó giải phẫu thẩm mĩ vòng 1 siêu khủng, nâng mũi dọc dừa, mất mấy ngàn đô lận, thế rồi thành hotgirl, được người ta rủ đi chơi mà trả tới hai chục ngàn đô lận. Cho nên chắc em sẽ phấn đấu thành hotgirl trước, rồi sau đó sẽ đăng ký vô mấy cuộc thi Miss sìtyn để kiếm vận may. Làm người lớn vừa có giá, vừa tự do chẳng ai quản lý. Mẹ cấm đoán em chắc chỉ vì thiếu tiền, chứ em mà kiếm được mấy cha đại gia thì sẽ bao cả nhà ăn chơi nhòe luôn.

Đấy, sao cứ phải thời chiến mới trở thành người lớn lẹ được? Mà nói rồi mới nhớ và tiếc thần tượng của em. Giá anh Gióng mà không bay về trời thì ở lại thành đại gia là chắc. Đẹp trai, tiền thưởng nhiều như thế thì thiếu gì hotgirl xin chết?

Vậy xét cho cùng thì đâu ai cần tuổi thơ nhỉ? Em chỉ muốn làm một việc gì có ý nghĩa, em muốn học tập Thánh Gióng nhanh để trở thành người lớn, em chỉ muốn có nhiều tiền, nhưng làm thế nào nhỉ? Haizzzz…”.

 

Nhận xét của giáo viên: "Bài không những lạc đề mà tư tưởng có vấn đề! Đề nghị gia đình chú ý giáo dục! 0 điểm”.

Theo TT & VH

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Mọi con đường đều dẫn đến… Đồi Ngô?

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/77524/moi-con-duong-deu-dan-den--doi-ngo-.html


Bài viết của TS. Hoàng Tuyết “Văn hoá nể nang giết chết giáo dục” vừa chỉ đích danh một tập quán kìm hãm chất lượng của sự nghiệp “trồng người”. Dưới đây là suy tưởng của một bạn đọc VietNamNet.
 
Hình bóng thầy cô trong clip “Đồi Ngô”
Một U60 suốt đời là “học trò”- là tôi - có nhiều cảm xúc lẫn lộn khi ngắm Nhà sư phạm hôm nay trong các bức ảnh cắt từ video clip “Đồi Ngô”(mà chỉ một phần nhỏ cơ sở dữ liệu đến được mắt người đọc).


  Mọi con đường đều dẫn đến… Đồi Ngô? (Ảnh minh họa)

Có lẽ, các thầy cô ở xứ Đồi Nương vẫn có gì đó “người” hơn một số cô giáo mà phụ huynh vẫn diện kiến hàng ngày ở Hà thành. Bản thân tôi từng thấy những cô giáo cấp I trông (và cư xử) không khác gì hình tượng “phe” trong tâm tưởng thế hệ “bao cấp”. Một số trong họ đeo rất nhiều vàng. Một cung cách “áo gấm đi đêm” như thế, kẻ chậm hiểu như tôi được giải thích, là thể hiện đẳng cấp: họ chỉ nói chuyện với “tiền triệu”.
Nhưng nếu các thầy cô như ở trong clip đang bỏ qua tiêu cực thi cử vì cả nể, thì bên trong họ quả đang nạp sẵn những thứ giết chết giáo dục. Thứ nhất, sự xấu hổ có còn tồn tại bên trong họ? Thứ hai, lương tâm nghề nghiệp của họ có không? 

Nhưng nhìn kỹ nữa, thấy thương, có vẻ như cô giáo đang lệch đường?
Hình ảnh thầy cô trong thế hệ chúng tôi là thiêng liêng, và vẫn gần gũi. Không phải ai trong họ cũng dạy giỏi, nhưng họ thường vừa nghiêm khắc, vừa đôn hậu. Họ khá vô tư về phương diện vật chất, cho dù trong chúng tôi có đứa vẫn phải phát khóc vì chuyện thày cô thiên tư đứa này, trù đứa khác… về cảm tính.
Họ là Thầy! Thầy trong tiếng Việt ở một số địa phương có nghĩa là “Cha”.

Thứ ba, theo hướng tư duy của TS Tuyết, không lẽ lại ít người nhận thấy “thương nhau như thế bằng mười hại nhau”. Dường như có một sự ám thị tập thể được TS Tuyết gọi là “sự nể nang tự giác” và có tính tổ chức của một tập thể nào đó liên quan...". Tập thể có liên quan ở đây lớn hơn tập thể giáo viên. Nó bao gồm cả các quan chức ngành, và cả một bộ phận phụ huynh “họ hàng hang hốc” (?!)

Hậu Đồi Ngô…
Sau khi clip “Đồi Ngô” làm bung ra một thứ bom về thực trạng giáo dục, một số thầy cô ở đó đã “lãnh đủ”. Nhiều phụ huynh chép miệng, thương các thầy cô bị kỷ luật, “đầu không phải, phải tai”!

Tự đặt mình là một thầy/cô ở Đồi Ngô? Mình sẽ là người (thứ hai) trung thực, kiên quyết đấu tranh, để rồi “tránh đâu”, trong sự oán trách của khối người “vạ lây”, và trù úm của “các đồng chí chưa lộ”? Mình chắc trước đó đã mệt mỏi, không thể tiếp tục trung thực. Nhưng không thể không trung thực (vì từng được dạy bởi một nền giáo dục không sai lầm) nên sẽ buông xuôi? Sẽ trở nên vô cảm?

Một tiếng nói trẻ hơn vọng vào tai chúng ta: các vị quan chức đầu ngành cũng từng được dạy bởi “nền giáo dục không sai lầm” đấy chứ, nhưng Bộ Giáo dục lại kết luận Đồi Ngô “là tổ chức thi nghiêm túc”. Nhưng 5X, 6X đâu có dám nói là tất cả thế hệ ấy đều tự trọng, đều có lương tâm nghề nghiệp, là không “quét bụi xuống dưới thảm” khi làm quan…

Chuyện làng, chuyện mình
Chuyện kể rằng sau khi có một làng được nhận danh hiệu là “Làng Văn hoá”, cơ quan chức năng đã thất bại trong việc từ chối cung cấp cho các làng xung quanh danh hiệu tương tự. Vì các LÀNG BÊN cử đại diện lên, bằng mọi cách thức có thể của một xã hội duy tình (emotional, sentimental) gây sức ép lên Hội đồng xét duyệt. Cái vòng này cứ mở rộng mãi ra, tới quy mô đồng bằng châu thổ…

Chuyện thứ hai xảy đến với tôi. Tôi thấy mình hay quát lác con, nên không chịu nhận danh hiệu gia đình văn hoá. Đại diện Tổ dân phố nói rằng nhiều vị dù hay cãi, đánh nhau với hàng xóm, vẫn nhận ngon lành. Tôi vẫn không chịu. Cuối cùng họ cứ phát cho tôi, nói là để đảm bảo chỉ tiêu “100%” gia đình văn hoá.

Chắc ở từng “Đồi Ngô” ở nước Nam ta, cũng có ai đó (thuộc “tập thể nào đó liên quan” - chữ của TS Tuyết- ?) đến thúc mọi người: bên Nương Khoai, Ruộng Sắn năm nào người ta cũng đỗ 100 cả rồi, mình phải thế nào chứ… Nói tóm lại là tạo hiệu ứng ám thị tập thể “sĩ diện hão”. Kết quả thế nào (chỉ phụ huynh thôi?) đã rõ.

Nguồn gốc “nể nang”?
Sự nể nang như một đặc tính văn hoá Việt có thể có nhiều nguồn gốc. Chẳng hạn, nó nằm ngay trong cách xưng hô, trong cái gia đình nối dài, tam đại, tam tộc… của chúng ta. Ai cũng là anh, chị, em, hay chú bác của nhau. Một người có thể vừa là bác của ai đó, vừa là cháu của một vị khác còn trẻ hơn mình. Lúc nào chú Tễu cũng sợ “vuốt mặt không nể mũi”, phê ai đó, chẳng may, lại là con quan, hay thuộc kèo trên của mình, của “sếp” mình… Mỗi khi có “châm chước”, “linh động”, thường cũng là lúc luật bị bẻ cong về thực chất trong thứ xã hội duy tình. Nghe thấy mệnh đề: “Nể tình cụ XYZ… (gì đó), tha cho đương sự này…” 

Trong tiếng Anh, tiếng Nga, không thấy có từ cả nể, đúng hơn là người ta cũng cố dịch bằng những từ, có nghĩa chính là dễ chiều ý người khác, dễ dãi, thậm chí là nhút nhát.

Riêng tôi thấy mình còn may, vì không phải xưng con với ai không phải bố mẹ mình. Trẻ hôm nay phải xưng con cả với các cô giáo mà chúng ghét cay ghét đắng. Ác cảm này, nếu ta lắng nghe trẻ, và tự kiểm nghiệm, nhiều lúc hoàn toàn chính đáng. 

Ước sao các thầy cô (và quan chức ngành giáo dục) hôm nay giống như xưa, vừa “lạnh” (nghiêm, nguyên tắc), vừa “ấm” (thực sự thương yêu học trò), không thương HẠI học sinh, không giết nền giáo dục, kiểu “mật ngọt chết ruồi”.

Ước sao trẻ con Việt sẽ được xưng tôi, được là “cái tôi” theo kiểu dũng cảm, nhưng khiêm tốn, trong sự “khôn ngoan chẳng lọ thật thà”.
  • Thành Lê

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Chúng tôi bị ép sống thiếu trung thực

http://vn.news.yahoo.com/ch-ng-t-b-p-ng-thi-u-221200449.html


Diễn đàn “Khi người trẻ quay lưng với sự trung thực”
TT - Tôi là một học sinh học hành chăm chỉ, rất có ý thức học tập. Tôi học trường chuyên suốt thời phổ thông, bản thân từng đoạt một số giải thưởng liên quan đến trí tuệ (như công trình nghiên cứu số đảo ngược và số đối xứng do Cục Sở hữu trí tuệ cấp)...
Kể như vậy để thấy rằng tôi thuộc dạng học sinh có trí nhớ tốt, có phương pháp học tập đúng đắn. Thế nhưng tất cả những điều đó cũng phải chào thua trước áp lực bài vở quá khủng khiếp từ trường học. Và kết quả là tôi cũng như nhiều bạn bè khác phải lâm vào cảnh buộc phải quay cóp. Chúng tôi bị ép phải sống thiếu trung thực. Vì sao vậy?
- Thứ nhất, nhiều trường quản lý thi cử không nghiêm túc, tạo sự bức xúc, cảm giác thua thiệt cho những học sinh học hành đàng hoàng.
- Thứ hai, bệnh thành tích được “gieo trồng” từ những cấp học thấp nhất, dẫn đến việc quay cóp lan truyền trong học sinh từ sớm. Nhiều thầy cô sẵn sàng chạy theo thành tích mà “nhắm mắt làm ngơ” trước việc vi phạm của học sinh mình, từ đó học sinh lại càng lầm tưởng điều mình làm là đúng, không có gì là xấu xa, mất đạo đức. Khái niệm về sự trung thực ở học sinh theo đó bị bóp méo từ từ.
- Thứ ba, chương trình học nặng và không hợp lý. Một số môn khoa học xã hội được giáo viên dạy theo kiểu nhồi nhét kiến thức, dạy cho xong chương trình chứ không cần biết học sinh hiểu bài ra sao, tiếp thu thế nào... Với mớ kiến thức được nhồi đầy ắp như thế chúng tôi không tài nào tiêu hóa nổi, và khi thi thì quay cóp là điều tất yếu phải làm nếu không muốn bị thi rớt...
Hiện tôi đang theo học trường của Anh và cảm thấy hết sức thoải mái, đam mê học ngày mỗi tăng bởi khi thi cử thầy cô ra đề mở và luôn động viên người học tự nêu ý kiến cá nhân. Chính vì vậy mà chuyện quay cóp là điều không thể.

NGUYỄN HỮU QUANG
(cựu sinh viên ĐH Ngoại thương TP.HCM)



Tôi từng hối hận vì không quay cóp!
Là lớp phó học tập suốt 12 năm phổ thông, tôi chưa từng quay cóp khi đi thi nhưng lý do không phải vì không muốn mà chỉ đơn giản là... không đủ can đảm!
Ngày đó, tôi thường xuyên sống trong sự dằn vặt với câu hỏi: gian lận để điểm cao hay trung thực có thể điểm thấp? Thời cấp II, chúng tôi học trong sự cạnh tranh gay gắt, so kè nhau từng điểm một. Chính vì thế dẫu thừa biết bản thân không đủ can đảm quay, nhưng tôi vẫn lận lưng tài liệu mỗi khi đi thi. Một số người bạn trong lớp cũng có suy nghĩ tương tự. Ai nhát thì cầm hờ cho an tâm, còn ai gan hơn sẽ quay cóp.
Tôi vui vì mình đã không quay cóp thời đi học, nhưng đôi khi nghĩ lại tôi cũng ít nhiều hối hận về việc mình từng nhát và “khờ” quá. Cảm giác của một người học hành đàng hoàng nhưng lại thấp điểm hơn những bạn quay cóp là rất khó chịu. Tôi không ngại học hành ngày đêm, chỉ cảm thấy quá bất công khi thi cử thầy cô lại có vẻ bao che, lơ là với sự gian lận, quay cóp. Khi sự trung thực, công bằng trong thi cử đã không được thầy cô đánh giá cao thì việc gì mình lại phải ép mình khổ sở như vậy..

LÊ HOÀNG TUẤN (Q.3, TP.HCM)