Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Những người bị thương trong cưỡng chế?

http://quechoa.info/2012/01/13/sao-it-nh%E1%BA%AFc-t%E1%BB%9Bi-h%E1%BB%8D-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-th%C6%B0%C6%A1ng-trong-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-ch%E1%BA%BF/



6 quân nhân bị thương (trong đó có 4 cảnh sát và 2 chiến sĩ bộ đội) trong vụ cưỡng chế tại đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng., Hải Phòng. May mắn là đến nay những người bị thương đang dần bình phục. Chắc chắn là họ sẽ trỡ thành những thương binh vì bị thương khi đang thi hành nhiệm vụ…
Những ngày qua, báo chí và các trang mạng nói nhiều về vụ việc này. Có rất nhiều luồng ý kiến nhưng đa số lại thông cảm cho những người dân vào “bước đường cùng” đã “buộc phải” gây thương tích cho các chiến sĩ này. Hậu (quả) vụ cưỡng chế đáng tiếc, người ta còn phát hiện ra rất nhiều sai phạm, có thể cả thiếu công minh đối với những người ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế. Dư luận còn phát hiện là đã tổ chức cưỡng chế phá bỏ căn nhà của agia đình anh Vươn nằm ngoài ranh mà quyết định cưỡng chế điều chỉnh (thay vì cưỡng chế thu hồi hơn 19 ha thì đang có dấu hiệu cưỡng chế đến hơn 40 ha)…
Tại sao lại có chuyện dư luận cảm thông cho những người “manh động” gây ra thương tích cho các chiến sĩ làm nhiệm vụ? Hay những chiến sĩị thương này có làm sai và có đáng trách?…
Câu trả lời đầu tiên là những chiến sĩ bị thương không phải là đối tượng đáng trách! Sự hiện diện của họ là bắt buộc để bảo đảm trật tự, trị an cho cuộc cưỡng chế thu hồi đất. Nội vụ đúng sai không thuộc thẩm quyền của họ. Đạo đức nghề nghiệp và chức năng lớn nhất của chiến sĩ là tuân lệnh! Chỉ có điều, trong những người bị thương, có cả Trưởng công an huyện Tiên Lãng nhưng vẫn có chút làm sai quy trình. Theo lời của ông Giám đốc công an TP Hải Phòng thì đúng ra khi có tiếng súng, khi sự việc diễn biến phức tạp thì bộ phận quân đội, công an phải báo cáo nhanh xin ý kiến lãnh đạo trước rồi mới cho tất cả tiếp tục tiến hành hay không. Họ có quyền tạm dừng tức khắc cuộc cưỡng chế vì nghiệp vụ bảo đảm an toàn cho mọi người của họ…
Nếu họ làm được như thế thì có lẽ đã không có thương tích, sự việc không trở nên nghiêm trọng và đáng tiếc. Ngoài việc họ bị thương còn có cả một gia đình lương thiện vướng vào vòng lao lý với tội danh có thể là “giết người”; “chống người thi hành công vụ”…
Nhưng, qua báo chí những ngày vừa qua phân tích về vụ việc, nếu họ và người nhà của họ đọc được thì họ đang nghĩ như thế nào? Họ có căm thù những người dân đã gây thương tích cho họ (chắc là có một chút vì ngoài việc bị thương ra thì có thể có người phải nghỉ việc – mong bị thương của họ nhẹ và đừng ai phải nghỉ việc vì sức khỏe trong vụ này). Họ có trách ông chủ tịch UBND huyện Lê Văn Hiền và những bộ phận chuyên môn khi ban hành quyết định mà có thể không vô tư, thậm chí nhiều sai phạm, lạm quyền để dẫn đến bị thương của họ có phần giảm bớt ý nghĩa cao cả của người “thi hành công vụ”? (Chắc là cũng có vì chính đây là nguyên nhân và không ai muốn sự hy sinh của mình danh bất chính, ngôn bất thuận trong mắt dư luận cả). Họ có mong muốn xử lý nghiêm những người gây thương tích? (Có thể không vì nếu họ biết nội vụ lãnh đạo huyện ban hành quyết định sai)…
Dù bức xúc nhưng phản ứng tiêu cực như anh Vươn và những người trong gia đình anh là sai!
“Xử lý nghiêm những trường hợp chống người thi hành công vụ”. Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo như thế. Nhưng, qua vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng, người dân cần lắm những người lãnh đạo sáng để có những quyết định đúng và có đạo đức để có những quyết định vô tư…
Tác giả gửi cho Quê choa
(Bài vở gửi đăng QC là chủ kiến riêng của tác giả, không hẳn là chủ kiến của QC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét