Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Những chiêu kiếm bộn tiền của hoa hậu Việt

http://vn.nang.yahoo.com/vạch-trần-chiêu-kiếm-bộn-tiền-của-hoa-042800910.html

“Hoa hậu sự kiện”

Cuộc thi nhan sắc uy tín cấp quốc gia Hoa hậu Việt Nam vừa kết thúc. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tân Hoa hậu và Á hậu Hoa hậu Việt Nam khi chia sẻ với báo giới đều khẳng định, muốn noi gương Hoa hậu Mai Phương Thúy trong việc làm từ thiện, giúp đỡ những nơi, những hoàn cảnh còn nghèo khó. Bởi ngay trong trong năm đầu tiên đăng quang, Mai Phương Thuý đã đến những điểm nóng nhất của đất nước, xây nhà tình nghĩa, thực hiện những chiến dịch quyên góp giúp đỡ người nghèo và động viên trẻ em đến trường. Sau hai năm, Mai Phương Thúy đã trao đến tay những mảnh đời cơ nhỡ với con số đáng mơ ước là hơn 10 tỉ đồng.

Vạch trần chiêu kiếm bộn tiền của hoa hậu Việt
Hoa hậu Mai Phương Thúy thừa nhận, nguồn thu chủ yếu của cô
 là nhờ đi dự tiệc và sự kiện.

Toàn bộ số tiền cho những chuyến đi là do Mai Phương Thúy chi trả. Hoa hậu Việt Nam 2006 từng tâm sự: “Trong hai năm, nếu không có nguồn thu từ các hoạt động quảng cáo thì nói thật, Thúy khó có thể thực hiện được những công việc đã làm. Con số gần 10 tỉ đồng với việc đại diện cho 10 nhãn hàng trong thời gian qua là thành quả mà Thúy có được. Thúy thường dùng đến 80% số tiền cát-sê thu được qua những chiến dịch quảng cáo, và các show diễn để làm từ thiện”.

Hoa hậu Mai Phương Thúy từng khẳng định, hoa hậu là nghề khắc nghiệt và cô thừa nhận nguồn thu chủ yếu của cô là từ việc đi dự các sự kiện. Mai Phương Thúy cũng được nhiều thương hiệu, nhiều tập đoàn đã tin tưởng và chọn lựa làm đại diện. Từ đó, cô không cần làm công việc đúng chuyên ngành học nhưng cô vẫn đủ khả năng chi trả cho những hoạt động từ thiện. Hơn nữa, Mai Phương Thúy hiện tại cũng được nhắc tới là một hoa hậu xa xỉ bậc nhất showbiz Việt với những chiếc đầm hàng hiệu đắt đỏ. Mai Phương Thúy cũng được xem là Hoa hậu kiếm tiền giỏi nhất sau khi đăng quang và luôn được “đàn em” ngưỡng mộ.

Hoa hậu đắt giá khi là… đại diện hình ảnh

Hiếm có Hoa hậu nào thẳng thắn như Diễm Hương. Cô thừa nhận: “Đúng là vương miện giúp tôi có được nhiều cơ hội để kiếm tiền hơn từ các hợp đồng quảng cáo, đại diện cho các nhãn hàng”. Dù vậy, Diễm Hương cũng nói rõ: “Nhưng đừng phủ nhận sự lao động miệt mài và tiết kiệm của tôi trong thời gian qua. Nếu bản thân tôi không làm tốt vai trò của mình, giữ gìn hình ảnh đẹp, liệu tôi còn chỗ đứng đến bây giờ?”.

Vạch trần chiêu kiếm bộn tiền của hoa hậu Việt
“Đúng là vương miện giúp tôi có được nhiều cơ hội để kiếm tiền...",
 Hoa hậu Diễm Hương cho biết.

Diễm Hương cũng tiết lộ, gia đình cô có truyền thống kinh doanh từ lâu nên cô học được nhiều điều hay từ bố mẹ. Hai năm Diễm Hương là gương mặt đại diện hình ảnh cho một công ty đầu tư bất động sản. Cô thường xuyên phải đến công ty, gặp gỡ và đối ngoại với khách hàng như một nhân viên bình thường. Vì vậy, ngoài việc kiếm tiền từ việc tham dự sự kiện, dự tiệc, Diễm Hương cũng đương đầu với thương trường và thực hiện mong muốn trở thành một nữ doanh nhân thành đạt.

Đổi đời, tăng giá cát-sê

Hoa hậu Hương Giang đã từng thừa nhận một cách sòng phẳng, cuộc sống của cô đã thay đổi rất nhiều kể từ khi trở về từ cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 2009. Giá cát-sê của cô được nâng từ hàng người mẫu hạng A lên vedette trong các show biểu diễn thời trang. Và hiện nay, giá dự tiệc của Hương Giang cũng ở mức hàng top: trên dưới 2.000 USD/buổi.

Vạch trần chiêu kiếm bộn tiền của hoa hậu Việt
Hoa hậu Hương Giang.

Ngoài việc dự tiệc, quảng cáo, đại diện thương hiệu... thì công chúng cũng biết đến một số nghề nghiệp kiếm nhiều tiền khác của hoa hậu Việt như: Hoa hậu Việt Nam 2010 Ngọc Hân là nhà thiết kế thời trang, Hoa hậu Jennifer Phạm đắt show làm MC hay thỉnh thoảng, các hoa hậu Việt cũng xuất hiện trên sàn catwalk trong vai trò của người mẫu.

Theo Đất Việt

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Những vụ trộm cướp ‘hoàn hảo’ nhất lịch sử

http://infonet.vn/the-gioi/nhung-vu-trom-cuop-hoan-hao-nhat-lich-su/a26898.html


Sau khi bình tĩnh cướp máy bay và "cuỗm" 200.000 USD năm 1971, tên cướp Dan Cooper nhảy dù xuống vùi đồi núi Portland và "lặn mất tăm" từ đó đến nay.

Thoát tội hoàn hảo
Những vụ trộm cướp ‘hoàn hảo’ nhất lịch sử
Ảnh minh họa.
Ngày 25/2/2009, 3 tên cướp bịt mặt đột nhập khu mua sắm Kaufhaus Des Westens lớn thứ 2 ở châu Âu. Dùng một thang dây, chúng trèo vào tầng chính tòa nhà và trộm đi số trang sức trị giá 5 triệu Euro mà không làm báo động.
Tuy nhiên, chúng lại phạm sai lầm nghiêm trọng là để quên găng tay ở hiện trường. Xét nghiệm DNA sau đó cho thấy, kết quả trùng với 2 anh em sinh đôi Hassan và Abbas O. Theo luật của Đức, mỗi bị cáo bị buộc tội riêng rẽ nhưng do cảnh sát không xác định được DNA, qua đó xác định ai phạm tội gì nên họ buộc phải thả cả 2 anh em. Trong khi đó, tung tích của tên thứ 3 chưa được tìm thấy.

Kẻ chạy trốn nổi tiếng nhất thế giới
Những vụ trộm cướp ‘hoàn hảo’ nhất lịch sử
Nhận dạng khuôn mặt tên cướp Dan Cooper.
Ngày 24/11/1971 và là đêm trước Lễ Tạ ơn, một hành khách tên Dan Cooper đáp máy bay đi Portland, Mỹ. Mặc áo khoác, đeo kính đen và xách một vali, hắn ngồi lặng lẽ cuối máy bay. Sau khi châm thuốc, Cooper đề nghị chiêu đãi viên 1 ly whiskey và đưa tờ nhắn. Tờ giấy viết: “Tôi có bom trong vali. Tôi sẽ dùng nó khi cần thiết. Cô hãy ngồi cạnh tôi. Máy bay đang bị cướp”.
Sau đó, tên cướp đòi 200.000 USD và gửi cho hắn 4 chiếc dù ở Seattle. Khi máy bay hạ cánh, hắn thả hết hành khách, chỉ giữ lại phi công, phi công phụ và chiêu đãi viên. Khi tiền được đưa đến, Cooper lệnh cho phi công cất cánh và hướng máy bay về phía Mexico. Bay đến độ cao 3km, tên cướp liền nhảy dù xuống vùng núi phía Tây Bắc Portland.
Kể từ đó, không ai nghe tin về hắn. Năm 1980, khoảng 6.000 USD được tìm thấy trong một chiếc bọc trên bãi biển nhưng không có dấu vết về tên cướp.

Vụ cướp như phim
Những vụ trộm cướp ‘hoàn hảo’ nhất lịch sử
Bên trong bảo tàng Isabella Stewart Gardner.
Ngày 18/3/1990, một nhóm cảnh sát xuất hiện trước cửa Bảo tàng Isabella Stewart Gardner ở Boston và đòi khám xét khu nhà. Không chút hoài nghi, bảo vệ cho họ vào mà không biết đó là những tên tội phạm trá hình. Một “cảnh sát” nói rằng, họ có lệnh bắt giữ một bảo vệ và yêu cầu hắn ta rời vị trí đứng gác. Họ nhanh chóng còng tay người này và một đồng nghiệp khác.
Nhóm cướp sau đó cuỗm đi 13 bức tranh, trong đó có các kiệt tác của Rembrandt, Vermeer và Degas trị giá 300 triệu USD. Đến nay, cảnh sát chưa bắt được ai liên quan đến vụ việc, trong khi các bức tranh vẫn chưa được tìm thấy.

Vụ cướp trên đường phố Nhật
Những vụ trộm cướp ‘hoàn hảo’ nhất lịch sử
Chân dung tên cướp thông minh.
Ngày 10/12/1968 tại Tokyo, Nhật Bản, một xe chở tiền của ngân hàng Nihon Shintaku Ginko chuyển 300 triệu Yen (khoảng 817.000 USD) bất ngờ bị một cảnh sát đi xe mô tô chặn lại. Người này báo nhân viên an ninh trên xe rằng, có một quả bom cài phía dưới xe. Vì từng có đe dọa đánh bom với ngân hàng, 4 bảo vệ sợ hãi xuống xe, trong khi “viên cảnh sát” kiểm tra xe.
Ngay sau đó, khói và lửa bất ngờ bốc lên dưới xe, khiến 4 bảo vệ chạy tìm chỗ nấp. Thực chất đó là vụ nổ giả để che mắt và thừa dịp đó, tên cướp đội lốt cảnh sát nhảy lên xe và phóng đi. Mặc dù giới chức sau đó thu thập 120 bằng chứng, xét hỏi 110.00 nghi can và huy động 170.000 nhân viên điều tra nhưng tên cướp vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Năm 1975 là thời hạn vụ án kết thúc và năm 1988, mọi trách nhiệm dân sự liên quan đến vụ việc bị bãi bỏ, nhưng danh tính về tên cướp siêu việt vẫn không bị truy ra.

Vụ cướp kim cương lớn nhất lịch sử
Những vụ trộm cướp ‘hoàn hảo’ nhất lịch sử
Thiết kế kho bạc bị bọn trộm "ghé thăm".
Đây được xem là vụ trộm kim cương lớn nhất lịch sử tại tại kho bạc “không thể xuyên thủng” ở Antwerp, Bỉ. Nằm sâu 2 tầng dưới mặt đất, căn hầm đươc bảo vệ nghiêm ngặt bởi hệ thống radar, cảm biến nhiệt và chuyển động, từ trường và một lực lượng an ninh hùng hậu. Tháng 2/2003, sử dụng những biện pháp tinh vi, nhóm trộm âm thầm đột nhập vào hầm, mở két và cuỗm đi đống kim cương trị giá 100 triệu USD. Cảnh sát sau đó bắt giữ kẻ cầm đầu là Leonardo Notarbartolo và hắn ta bị tuyên án 10 năm tù. Notarbartolo sau đó khai rằng, giá trị món hàng thực sự là 20 triệu USD và vụ cướp là một phần của âm mưu gian lận tiền bảo hiểm lớn hơn. Dù vậy, số kim cương đến nay chưa chưa được tìm thấy.

Vụ cướp như ảo thuật
Những vụ trộm cướp ‘hoàn hảo’ nhất lịch sử
Ảnh minh họa.
Vụ án bí hiểm này như một trò ảo thuật của David Copperfield. Vào ngày cuối tuần 7/10/1977, một nhân viên ngân hàng đếm đủ số tiền 4 triệu USD tiền mặt và giữ nó trong két sắt, tại tầng hầm của ngân hàng Quốc gia Chicago First. Tuy nhiên, thứ 3 tuần sau, khi đếm lại số tiền, tổng cổng 1 triệu USD gồm các tờ bạc 50 và 100 USD bỗng chốc bốc hơi. Năm 1981, cảnh sát phát hiện số tiền trị giá 2.300 USD cùng serie trong một vụ bắt giữ đường dây ma túy. Tuy nhiên, thủ phạm và số tiền còn lại đều chưa được tìm thấy.

Vụ cướp 108 triệu USD
Những vụ trộm cướp ‘hoàn hảo’ nhất lịch sử
Một cửa hàng trang sức ở Paris.
Ngày 4/12/2008, 4 tên cướp, trong đó 3 tên cải trang thành phụ nữ với mái tóc giả màu vàng, xông vào một cửa hàng trang sức nổi tiếng ở Paris, Pháp ngay trước giờ đóng cửa. Khi vào bên trong, chúng lấy súng và một quả lựu đạn để uy hiếp nhân viên cửa hàng. Chưa đầy 15 phút sau, chúng trốn thoát cùng một đống kim cương, ngọc ruby, ngọc lục bảo với giá trị khoảng 108 triệu USD. Các nhà điều tra tin rằng, vụ cướp do băng tội phạm người Serbia có tên Những con báo hồng (Pink Panthers) thực hiện. Chúng từng gây ra các vụ cướp với tổng tài sản lên đến 132 triệu USD nhưng chưa tên nào bị bắt.

Thánh giá vô giá
Những vụ trộm cướp ‘hoàn hảo’ nhất lịch sử
Cây thánh giá Tucker.
Thánh giá Tucker được đặt theo tên người thợ lặn Teddy Tucker sau khi ông ta tìm thấy nó năm 1955 ở một con tàu đắm (năm 1594) ngoài bờ biển San Pedro, Mỹ. Cây thánh giá nặng 22 carat vàng và gắn ngọc lục bảo được xem là món đồ vô giá. Tucker sau đó bán nó cho chính phủ Bermuda với số tiền không được tiết lộ. Năm 1975, thánh giá được chuyển tới Bảo tàng Nghệ thuật Bermuda để triển lãm khi Nữ hoàng Elizabeth II ghé thăm. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển, không ai biết khi nào và làm cách nào mà một tên trộm thay nó bằng đồ giả làm từ nhựa. Có người cho rằng, cây thánh giá bị tháo hết ngọc và bán vào thị trường chợ đen.
BÌNH AN

'Thêm tên cha mẹ vào chứng minh thư là phản cảm'

http://vn.news.yahoo.com/thêm-tên-cha-mẹ-vào-chứng-minh-thư-175603545.html


“Quản bằng vân tay như hiện nay là cao nhất rồi, giờ thêm tên cha mẹ vào không giúp gì hơn cho quản lý, lại tạo ra phản cảm cho dân, vi phạm quyền con người”, Vụ trưởng Hành chính Tư pháp (Bộ Tư pháp) Trần Thất nói.


Theo ông Thất, quy định đưa tên cha, mẹ lên chứng minh thư là vi phạm luật dân sự với quy định không ai được xâm phạm bí mật đời tư của công dân. Dù chưa có quy định cụ thể thế nào là bí mật đời tư nhưng ai cũng hiểu rằng thông tin cha, mẹ công khai đó là bí mật của cá nhân. Giả sử mục đích để thêm một tiêu chí nhằm đảm bảo chính xác hơn trong việc truy nguyên một cá thể, nhưng vẫn có thể trùng tên cha mẹ trên thực tế. Còn xét về văn hóa tâm linh của người Việt, thì quy định mới này cũng không phù hợp. Nhiều người sẽ phản ứng chuyện bố mẹ họ mất đã lâu rồi, họ chỉ thầm kín nhắc tên cha mẹ trước bàn thời, là cái gì đó rất thiêng liêng, riêng tư.

Ông Thất cũng cho rằng, nhà quản lý phải hiểu quyền của người dân, không được lấy cớ tiện cho quản lý mà vi phạm quyền công dân. Về nguyên tắc, nhà nước quản cái gì của dân thì phải được sự đồng ý của dân, chứ không phải thích quản cái gì thì quản.

Vị Vụ trưởng phân tích: “Tôi không thấy ở đâu dễ dàng như chuyện lấy vân tay ở nước ta, cứ đến tuổi là lấy vân tay làm chứng minh thư. Ở một số nước khác, không bao giờ có chuyện đó, chỉ khi nào phạm tội, bị khởi tố thì cơ quan chức năng mới được lấy vân tay của họ”. Dẫn chứng về việc luật phải bảo vệ quyền con người, ông Thất nêu, trong lĩnh vực hộ tịch, cụ thể là đăng ký khai sinh, nếu con ngoài giá thú thì quy định chỉ có thể ghi chú trong sổ hộ tịch do cán bộ Tư pháp quản lý còn trong các giấy tờ của công dân không bao giờ được thể hiện là con ngoài giá thú. 

Từ những phân tích trên, ông Thất khẳng định, quy định mới của ngành công an đã vi phạm tính khả thi và cơ sở thực tiễn nên cần phải xem xét lại.

Đưa ra hướng tháo gỡ cho quy định đã có hiệu lực và cơ quan chức năng đã triển khai thực hiện nhưng không đạt được sự đồng thuận, ông Thất nói: “Tôi cho rằng nên dừng để thay đổi. Chính Bộ Công an là cơ quan dự thảo Nghị định và ban hành Thông tư nên phải thẳng thắn đề xuất sửa đổi nếu thấy không ổn. Bộ Công an có thể chỉ sửa một điều hoặc một số điều trong Nghị định và theo đó Thông tư 27 cũng sẽ phải thay đổi theo”.

Đồng quan điểm, ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cũng cho rằng, Bộ Công an nên tiếp thu ý kiến dư luận và công luận để chỉnh sửa phù hợp. “Hiến pháp, luật còn sửa nữa là Nghị định, Thông tư. Đừng cho rằng mình không sửa được để vẫn cứ thực hiện mà trái lòng dân”, ông Lợi nhấn mạnh.

Liên quan đến việc thực hiện thí điểm cấp chứng minh thư nhân dân mẫu mới tại 3 quận huyện của Hà Nội, ông Lợi đề nghị cần dừng ngay việc này vì thực chất đây là triển khai thực hiện, hậu quả là sẽ gây tốn kém, lãng phí tiền của nhà nước và của người dân.

“Ngành công an nên thí điểm trước khi ban hành luật để đúc rút xem thuận lợi, khó khăn thế nào, nhưng đây đây lại có vẽ hơi ngược”, ông Lợi nói.

Góp thêm tiếng nói để bảo vệ quyền công dân, đặc biệt là quyền của trẻ em, ông Lê Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội) cho rằng, Bộ Công an cần thiết sửa đổi quy định này. “Tất cả các vấn đề liên quan đến trẻ em đều phải có sự tham vấn trẻ em, bởi vì mình ký Công ước rồi, mình phải tuân thủ. Tôi cho rằng, ngành công an chưa thể triển khai được vì không chỉ tốn kém, mà hơn hết là chưa có sự đồng thuận của người dân. Bất luận cái gì trái lòng dân, dù đã có quy định rồi thì cũng phải lùi lại”, ông An nêu quan điểm.
Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an): “Chứng minh thư nhân dân liên quan đến một số hoạt động nghiệp vụ đặc thù, nên chúng tôi không thể tiến hành lấy ý kiến nhân dân một cách rộng rãi như những lĩnh vực khác...
Tôi xin khẳng định, chứng minh thư nhân dân mẫu mới có nhiều cải tiến không chỉ thuận tiện trong công tác quản lý đối với các cơ quan nhà nước trong đó có ngành công an mà còn với cả người dân. Nếu để tên cha, mẹ trên chứng minh thư nhân dân thì người dân sẽ thuận lợi trong một số giao dịch hàng ngày như giao dịch tại ngân hàng, thừa kế, mua bán… ngoài ra còn xác định chính xác nhân thân của người đó khi cần phân loại, truy xét. Bởi trên thực tế, có nhiều trường hợp, một người cùng một lúc có hai số chứng minh thư nhân dân hoặc có trường hợp nhiều người trùng nhau cả họ, tên và chữ đệm. Nhưng nếu thêm tên cha, mẹ vào thì chắc chắn sẽ không có chuyện nhầm lẫn về nhân thân giữa hai con người...
Trong tháng 8 này, việc cấp đổi chứng minh thư nhân dân mẫu mới sẽ được tiến hành tại Công an 3 quận, huyện được chọn thí điểm tiên tại Hà Nội là Hoàng Mai, Tây Hồ, Từ Liêm. Dự kiến, trong năm nay, việc này sẽ được tiến hành trên toàn Hà Nội. Sau đó sẽ triển khai trên phạm vi rộng, bởi còn phụ thuộc một số yếu tố, trong đó có vấn đề ngân sách.
Theo kế hoạch ban đầu, việc triển khai giai đoạn 1 của dự án này (5 năm) là sẽ làm 24 triệu chứng minh thư nhân dân, với chi phí ước khoảng 30 triệu USD, nhưng do biến động về giá cả, đến nay con số này là khoảng 700 đến 800 tỷ đồng. Còn nếu làm hết 60 triệu chứng minh thư nhân dân cho những người đến độ tuổi làm chứng minh thư nhân dân trong cả nước thì phải cần khoảng 2.000 tỷ đồng".
Pháp luật Việt Nam



Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Những slogan gây sốc của giới trẻ

http://vn.news.yahoo.com/nh%E1%BB%AFng-slogan-g%C3%A2y-s%E1%BB%91c-c%E1%BB%A7a-gi%E1%BB%9Bi-tr%E1%BA%BB-043000460.html


"Học đi đôi với hành, hành đi đôi với... tỏi", "Học. Học nữa. Học mãi. Đuổi... nghỉ", "Đu theo xe rác, lượm xác người yêu", "Bỗng dưng muốn ấy..." là những khẩu hiệu phản cảm in trên áo được giới trẻ thích thú.
>> Teen bị 'bịt mắt' về tình dục
>> Hồ sơ xin việc “độc” của giới trẻ

Xuất hiện ở châu Âu những năm 80 của thế kỷ trước, các nhà hoạt động xã hội in lên áo những thông điệp mang tính thời sự như: "Heal the World" (Hàn gắn thế giới), "Life is beautiful" (Cuộc sống mến yêu)... Khi du nhập vào Việt Nam, áo slogan nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của giới trẻ. 

Thoạt đầu, là những câu tiếng Việt rất có ý nghĩa như: "Hãy giữ gìn thành phố sạch đẹp", "Hãy đội mũ bảo hiểm", "Phản đối đào đường", "Tôi ghét kẹt xe"... nhưng chỉ thời gian ngắn, các khẩu hiệu đã biến tướng. Nhiều bạn trẻ đua nhau chọn cho mình một hoặc nhiều chiếc áo thun với những dòng slogan khác người để chứng tỏ mình không bị lỗi thời.

Những slogan được giới trẻ yêu thích. Ảnh: CA TP HCM.

Quanh các khu công nghiệp Đồng An, Sóng Thần (Bình Dương), khu chế xuất Linh Trung I, II (Thủ Đức, TP HCM), nhan nhản các bạn trẻ áo quần lòe loẹt với đủ loại xanh, đỏ, tím, vàng. Nhưng đáng chú ý nhất là những dòng slogan với ngôn từ nhố nhăng được in một cách cẩu thả: "Chán như con gián", "Không bao giờ bán đứng bạn bè nếu... chưa được giá", "Chả lo gì, chỉ lo già", "Chúng ta rồi cũng sẽ già, sẽ lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân". "Bầu ơi thương lấy bí cùng, mai sau có lúc... nấu chung một nồi".

Một cửa hàng áo quần gần khu công nghiệp Đồng An treo đủ loại áo thun in nhan nhản slogan nhảm nhí với giá bán chỉ 30.000 - 50.000 đồng. Người bán hàng còn lôi trong túi ra một lô hàng với các hình ảnh sexy và bảo: "Mấy mẫu này bữa nay hút lắm, không có hàng lấy về bán luôn".

Nhiều cô cậu đi xe đời mới, dùng điện thoại xịn nhưng lại khoác chiếc áo với dòng chữ to tướng "Tui nghèo kệ tui" bởi "Nghèo không phải là cái tội mà là phong cách sống". Rồi giới học sinh, sinh viên cũng gây sốc với slogan: "Học đi đôi với hành, hành đi đôi với... tỏi", "Yêu là việc nhỏ, học là việc lớn. Không làm được việc nhỏ, sao làm được việc lớn" hay "Đừng tự hào mình nghèo mà học giỏi. Hãy tự hỏi vì sao học giỏi mà vẫn nghèo", "Học. Học nữa. Học mãi. Đuổi... nghỉ".

Trong lần ra mắt gia đình người yêu, Thanh Hương (23 tuổi, quê Nghệ An - một "tín đồ" của áo thun slogan) chẳng ngại mặc chiếc áo với dòng chữ: "Đu theo xe rác, lượm xác người yêu". Lần đầu, ba mẹ người yêu tưởng cô bé chỉ mặc một lần cho vui, nhưng lần khác đến chơi, cô bận ngay chiếc áo với dòng slogan còn sốc hơn: "Bỗng dưng muốn ấy...". Cứ mỗi lần đến, cô lại "gắn" một câu dữ dội khiến ba mẹ người yêu không khỏi bị... choáng.

Do mặc áo có slogan không đúng chỗ mà Hương Thủy (sinh viên năm 3, ĐH Thể dục Thể thao TP HCM) bị một trận say nhớ tới già. Hôm đi sinh nhật bạn, Thủy mặc chiếc áo có dòng chữ: "Không say, không về" khiến cả lớp ngạc nhiên. Trước nay Thủy không bao giờ uống rượu, tưởng cô "giả nai" nên vừa nhập cuộc được mười phút, đám bạn trai trong lớp xúm lại chuốc cho Thủy một trận quắc cần câu. 

"Cứ nghĩ đơn giản là mặc cho vui, ai ngờ câu khẩu hiệu đó trở thành lời tuyên chiến hại mình", Thủy nói và cho biết, sau chầu nhậu đó cô phải nghỉ học tới 3 ngày mới tỉnh rượu và hết đau đầu.

Công an TP HCM
.

Hình ảnh về Việt Nam trước 1975

http://vn.news.yahoo.com/anh/h%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-%C4%91%E1%BB%99c-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87t-nam-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-1975-slideshow/


Nữ sinh trong một ngôi trường xếp hàng vào lớp. 
Đồng phục


Ngày nay bé gái này là một quý bà U60!. 
Hồn nhiên


Vẻ hồn nhiên của các nam sinh. 
vui vẻ

Học sinh chơi đánh đáo. 
Học sinh chơi đánh đáo


Những đứa trẻ vây quanh một gánh hàng quà vặt trên đường Phạm Ngũ Lạo, gần ga tàu hỏa. 
ăn quà vặt


Trẻ em tắm giặt ngay trên vỉa hè. 
Tắm ở vỉa hè


Bơi lội và đùa giỡn trên sông. 
Tắm sông 


Trẻ em nghèo chờ đợi để nhận sữa tại chương trình phát sữa cho trẻ em nghèo do Hội Hồng Thập Tự tiến hành. 
Trật tự chờ phát quà


Hai cậu bé đứng trước một bức tường làm từ vỏ bình đựng xăng dầu. 
vô tư


Trẻ em nghèo miền Nam Việt Nam. 
bế em


Những đứa trẻ chơi ô ăn quan. 
trò chơi  ô quan 


Cậu bé múc nước bằng xô thiếc. 
múc nước


Người phụ nữ và những đứa trẻ bên túp lều của mình ở ngoại ô. 
nghèo


Trẻ em lao động tại một công trường xây dựng. 
lao động trẻ


Trẻ em bị dịch bệnh được chăm sóc tại một bệnh viện.
Bệnh tật

.

Giáo dục đại học: Ba khâu then chốt cần đổi mới

http://sgtt.vn/Goc-nhin/163319/Ba-khau-then-chot-can-doi-moi.html

Khi đặt vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đại học, giới chuyên môn cùng các cơ quan hữu trách sẽ đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải: triết lý giáo dục, cơ chế quản lý điều hành, hệ thống tổ chức, trình độ của đội ngũ giáo chức, chất lượng đào tạo, thiết kế và vận hành chương trình học, nguồn lực và nguyên tắc quản lý tài chính… Vì vậy, những ai có trách nhiệm tiến hành công cuộc đổi mới này phải chọn ra được những khâu then chốt để đột phá, mở đầu cho một lộ trình hợp lý tiếp diễn về sau.

Những bài học từ quá khứ
Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, một cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục đại học nói riêng đã được bộ Giáo dục và đào tạo xúc tiến mạnh mẽ, nhưng chỉ đạt được một số thành quả ít ỏi và phải dừng lại giữa chừng do bộc lộ những vấn đề bất cập. Khi ấy, bộ tập trung đổi mới hệ thống tổ chức đại học bằng việc thành lập hai đại học quốc gia và một số đại học “vùng”, đồng thời đổi mới chương trình học với việc áp dụng chương trình hai giai đoạn và học chế tín chỉ theo khuôn mẫu của Hoa Kỳ. Bộ cho rằng cứ ghép một số trường đại học đơn lĩnh vực nhỏ vào với nhau để trở thành một đại học đa lĩnh vực to (cỡ “quốc gia”, “vùng”) là sẽ có được đại học tầm cỡ quốc tế, nhưng thực tế không phải như vậy. Các đại học quốc gia và đại học vùng đã tồn tại trên dưới 15 năm, nhưng nước ta vẫn chưa có một đại học tầm cỡ quốc tế nào, nên lại phải mời một số đại học nước ngoài vào mở chi nhánh của họ ở Việt Nam, với hy vọng những chi nhánh tí hon này sẽ trở thành các đại học “tầm cỡ quốc tế” của nước ta!

Chương trình đại học hai giai đoạn với học chế tín chỉ là ưu điểm nổi bật của nền đại học Hoa Kỳ. Nhưng khi ấy bộ đã tiếp nhận nó một cách không đầy đủ, lại nóng vội áp dụng vào nước ta với rất nhiều sai lạc, nên đã tạo ra một chương trình hai giai đoạn dị dạng làm giảm sút chất lượng đào tạo, bị thực tiễn bác bỏ.

Động lực phát triển giáo dục đại học là sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng nghiên cứu và đào tạo để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhân lực, chứ không phải là việc lập thành tích dâng lên cấp trên để được khen thưởng.
Di sản đáng kể nhất mà cuộc đổi mới giáo dục đại học hồi đó để lại cho đến nay là học chế tín chỉ, hiện đang được hoàn chỉnh dần để áp dụng đại trà. Tuy nhiên, học chế này chỉ phát huy hết tác dụng tích cực của nó trong khuôn khổ chương trình hai giai đoạn đúng chuẩn.

Do thất bại của cuộc đổi mới giáo dục cuối thế kỷ 20, nền giáo dục đại học nước ta hiện nay lại phải tiến hành một cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nữa. Dù sao thì những bài học từ quá khứ cũng có giá trị soi sáng cho cuộc đổi mới này: phải có một kế hoạch chiến lược tổng thể đúng đắn, chọn đúng những khâu then chốt, vạch đúng lộ trình với các bước đi thích hợp, nghiên cứu kỹ lưỡng khoa học giáo dục hiện đại và các khuôn mẫu quốc tế trước khi áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.

Những khâu then chốt cần đổi mới
Từ thực trạng của nền giáo dục đại học hiện hành, có thể thấy việc đổi mới phải được tiến hành trên ba khâu then chốt là cơ chế quản lý điều hành, hệ thống tổ chức và chương trình học.

1. Về cơ chế quản lý điều hành: Đại học là nơi có trình độ học vấn cao nhất để phát minh các chân lý khoa học và sáng chế những sản phẩm mới cho xã hội. Do đó, đại học phải có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm rất cao (các nước tiên tiến gọi là quyền “tự trị đại học”). Vì vậy, vấn đề tiên quyết và trọng yếu của công cuộc đổi mới đại học là tháo gỡ sự ràng buộc của cơ chế quan liêu – bao cấp để chuyển sang cơ chế quản lý khoa học – dân chủ. Theo đó, bộ Giáo dục và đào tạo chỉ quản lý hành chính dựa trên pháp luật, nắm quyền xét duyệt việc thành lập các trường, quy định chỉ tiêu tuyển sinh, phân bổ kinh phí cho các trường công lập, theo dõi hoạt động và kết quả đào tạo để hướng dẫn và khuyến cáo cho các trường. Bãi bỏ những quy định về “bộ chủ quản”, đồng thời điều chỉnh quan hệ cấp trên cấp dưới giữa chính quyền các tỉnh, thành với các trường đại học, trở thành mối quan hệ phối hợp giữa nơi sử dụng với nơi đào tạo nguồn nhân lực. Toàn bộ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và điều hành nhà trường do chính các trường quyết định, bao gồm việc bổ nhiệm giáo sư và các chức danh của đội ngũ giáo chức, việc tuyển sinh cùng chương trình học, quy trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cấp phát văn bằng chứng chỉ và liên kết đào tạo…Cơ quan quyền lực cao nhất của mỗi trường là hội đồng đại học do hiệu trưởng đứng đầu. Theo cơ chế này, động lực phát triển giáo dục đại học là sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng nghiên cứu và đào tạo để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhân lực, chứ không phải là việc lập thành tích dâng lên cấp trên để được khen thưởng.

2. Về chương trình đào tạo: Tiêu chí cơ bản quyết định giá trị của các trường đại học là chương trình đào tạo. Nếu so sánh với nền đại học của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, thì chương trình đào tạo đại học của nước ta còn nghèo nàn và lạc hậu về nội dung và không tương thích về cấu trúc. Vì vậy, đổi mới chương trình đào tạo là một vấn đề cấp bách phải giải quyết. Con đường ngắn nhất và tốt nhất để làm cho chương trình đại học nước ta tương thích với các chương trình quốc tế chính là việc áp dụng chương trình hai giai đoạn, kiểu chương trình đã và đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. Gạt bỏ cái chương trình dị dạng trong quá khứ, giờ đây chúng ta cần xây dựng một chương trình đại học bốn năm chia thành hai giai đoạn theo đúng mô thức quốc tế: giai đoạn thấp (cho năm 1 và 2) bao gồm chủ yếu là khối kiến thức giáo dục tổng quát, giai đoạn cao (cho năm 3 và 4) bao gồm khối kiến thức chuyên ngành. Từ đó sẽ hoàn thiện học chế tín chỉ, để trao quyền chủ động lựa chọn môn học cho sinh viên, để họ có thể liên thông và chuyển đổi chuyên đề học tập rộng rãi giữa hai giai đoạn.

3. Về hệ thống nhà trường: Hệ thống các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) hiện hành đang tồn tại nhiều sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ. Vì thế, việc tái cấu trúc hệ thống nhà trường cũng là một khâu then chốt của công cuộc đổi mới.

Trước hết, cần xoá bỏ mọi dạng thức nhập nhằng để xác định rạch ròi hai loại hình tổ chức đào tạo là các trường công lập (sử dụng kinh phí nhà nước) và các trường tư thục (sử dụng nguồn vốn tư nhân). Mỗi loại hình sẽ hoạt động theo quy chế riêng thích hợp với nó. Tiếp đó, cần thiết kế lại chương trình học để xoá bỏ sự phân biệt giữa các trường cao đẳng với “cao đẳng nghề”, TCCN với “trung cấp nghề” để trở thành một bậc học duy nhất ở cùng trình độ. Trên cơ sở chương trình đào tạo hai giai đoạn, xây dựng hệ thống các trường đại học hai năm đào tạo giai đoạn thấp, liên thông liền mạch lên giai đoạn cao ở các trường đại học bốn năm. Trong đó, chú trọng xây dựng các trường đại học cộng đồng (community college) đào tạo giai đoạn thấp kết hợp với dạy nghề phục vụ địa phương. Chuyển dần các trường cao đẳng và TCCN thành các đại học hai năm hoặc đại học cộng đồng. Từ đó sẽ tiến tới phân tầng đại học: tầng 1 là các đại học hai năm (bao gồm cả đại học cộng đồng), tầng 2 là các đại học giảng dạy bốn năm (đào tạo cử nhân và thạc sĩ), tầng 3 là các đại học nghiên cứu bốn năm (đào tạo cả cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ).

Sự đổi mới ba khâu then chốt trên sẽ dẫn tới việc đổi mới ở tất cả các khâu khác, làm cho chất lượng đào tạo và giá trị của nền giáo dục đại học nước ta tăng lên, tiếp cận được với các tiêu chuẩn quốc tế.

Lê Vinh Quốc
(nguyên phó hiệu trưởng trường đại học Sư phạm TP.HCM)
.

Người dân có sức chịu đựng lớn với tham nhũng

http://sgtt.vn/Goc-nhin/163566/Nguoi-dan-co-suc-chiu-dung-lon-voi-tham-nhung.html

Khi được hỏi có tố cáo hành vi tham nhũng của các cán bộ chính quyền địa phương không, người dân Thái Bình cho biết sẽ không tố cáo nếu số tiền bị vòi vĩnh chưa lên đến 15 – 18 triệu đồng.

Kết quả khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI – dự án nghiên cứu được phối hợp thực hiện giữa CECODES (trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UNDP Việt Nam nhằm tập hợp nhiều dữ liệu phân tích định lượng về sáu lĩnh vực quản trị và hành chính công, gồm: sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công) năm 2011, vừa được công bố vào sáng 3.5 tại Hà Nội, đã đề cập đến yếu tố trên. Kết quả khảo sát còn cho thấy tính trung bình trên cả nước, hành vi vòi tiền ở mức từ 5,5 triệu đồng trở xuống nằm trong “ngưỡng chịu đựng được” của người dân.

Tham nhũng – vấn đề khá phổ biến
Cũng theo báo cáo này, số tiền cao nhất mà người dân phải chi ngoài quy định cho các y, bác sĩ lên đến 29,2 triệu đồng ở Cà Mau. Số tiền chi ngoài quy định ở trường tiểu học, giá trị lớn nhất ở Hải Phòng với 11,2 triệu đồng. Trung bình toàn quốc là 1,2 triệu đồng. Đáng chú ý, mức tiền hối lộ để có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – theo kết quả khảo sát này – thì có vẻ người dân Hải Phòng phải chi nhiều nhất bởi giá trị trung bình của chỉ số này ở ngưỡng 9,8 triệu đồng. Người dân Hưng Yên cho rằng hiện tượng phải đưa hối lộ để có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khá phổ biến.

PAPI 2011 lần đầu tiên được khảo sát trên toàn quốc sau hai năm thử nghiệm ở một số tỉnh, với số người tham gia khảo sát trên 13.000 người. Năm 2011, Long An là tỉnh duy nhất đứng đầu trong cả sáu lĩnh vực được khảo sát. Quảng Bình, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An được người dân đánh giá thực hiện quản trị và hành chính công tốt. Các tỉnh Ninh Thuận, Điện Biên và Quảng Ngãi đứng cuối bảng trong cả nước với điểm tổng hợp thấp nhất. Từ năm 2011 trở đi, PAPI được thực hiện thường niên nhằm chỉ báo xu hướng thay đổi ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Theo ông Thang Văn Phúc, nguyên thứ trưởng bộ Nội vụ, trưởng ban Tư vấn chương trình nghiên cứu PAPI, giai đoạn 2011 – 2020 PAPI sẽ tập trung vào định lượng nhiều hơn. Cũng theo ông Phúc, việc đánh giá hiệu quả quản trị sẽ là công cụ giúp các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương đánh giá và tiến hành cải cách hành chính. Mặt khác, phản ứng, hiệu ứng của người dân thông qua kết quả khảo sát PAPI cũng hỗ trợ và giúp Chính phủ có công cụ tốt hơn để cải cách hành chính.
Trong số 330 người được hỏi trên toàn quốc chỉ có 13,27% cho biết họ đã tố cáo hành vi tham nhũng; 47,45% cho biết tố cáo không mang lại lợi ích gì; 12,77% sợ bị trù úm, trả thù; 11,31% cho rằng thủ tục tố cáo rườm rà; 10,22% không biết tố cáo như thế nào. Vĩnh Long có 100% người bị vòi vĩnh đã tố cáo, còn ở Bắc Kạn là 0%.

Nhóm nghiên cứu nhận định mức độ tham nhũng và hối lộ là như nhau khi so sánh các thành phố trực thuộc trung ương, các tỉnh và là chỉ báo cho thấy tham nhũng là vấn đề phổ biến ở Việt Nam. Đáng lo ngại hơn khi kết quả khảo sát cho thấy trên toàn quốc chỉ có 22,95% người được hỏi cho rằng chính quyền tỉnh/thành phố của họ nghiêm túc trong xử lý các vụ việc tham nhũng đã được phát hiện. Tỷ lệ này ở Hà Nội là cao nhất với 50,66%, thấp nhất là 5,39% ở Bạc Liêu.

Quy hoạch sử dụng đất chưa minh bạch
Về vấn đề quy hoạch sử dụng đất ở địa phương, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có gần 20% người trả lời trên toàn quốc được biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chỉ số này giảm so với chỉ số 24,5% của năm 2010. Nói cách khác, cứ 10 người dân thì khoảng 8 người không biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay của xã/phường. Việc người dân không được thông tin rõ ràng về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có thể là cơ hội tốt cho một bộ phận cán bộ, công chức lợi dụng chức quyền để trục lợi. Tỷ lệ người dân không biết quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở xã, phường, thị trấn năm 2011 là 79,19%, cao hơn chỉ số 72,62% của năm 2010.

Báo cáo cũng cho thấy có gần 2/3 số người dân không biết tới đâu để tìm kiếm thông tin về khung giá đất được chính quyền địa phương chính thức ban hành. Ở Trà Vinh, có tới 90% số người được hỏi không biết tìm kiếm thông tin này ở đâu. Về công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và khung giá đền bù thu hồi đất, Hải Phòng có số điểm thấp nhất 1,25 điểm. Điều này cho thấy công khai, minh bạch trong quản lý đất đai ở Hải Phòng là vấn đề nổi cộm. Đồng thời, trung bình toàn quốc chỉ có gần 13% số hộ gia đình bị mất đất cho biết giá đền bù gần với giá thị trường, thấp hơn tỷ lệ 17% của năm 2010. Có đến 100% số hộ gia đình bị thu hồi đất ở Dăk Lăk cho biết giá đền bù thấp hơn giá thị trường.

Việt Anh
.