“Quản bằng vân tay như hiện
nay là cao nhất rồi, giờ thêm tên cha mẹ vào không giúp gì hơn cho quản lý, lại
tạo ra phản cảm cho dân, vi phạm quyền con người”, Vụ trưởng Hành chính Tư pháp
(Bộ Tư pháp) Trần Thất nói.
Theo ông Thất, quy định đưa tên cha, mẹ lên chứng
minh thư là vi phạm luật dân sự với quy định không ai được xâm phạm bí mật đời
tư của công dân. Dù chưa có quy định cụ thể thế nào là bí mật đời tư nhưng ai
cũng hiểu rằng thông tin cha, mẹ công khai đó là bí mật của cá nhân. Giả sử mục
đích để thêm một tiêu chí nhằm đảm bảo chính xác hơn trong việc truy nguyên một
cá thể, nhưng vẫn có thể trùng tên cha mẹ trên thực tế. Còn xét về văn hóa tâm
linh của người Việt, thì quy định mới này cũng không phù hợp. Nhiều người sẽ
phản ứng chuyện bố mẹ họ mất đã lâu rồi, họ chỉ thầm kín nhắc tên cha mẹ trước
bàn thời, là cái gì đó rất thiêng liêng, riêng tư.
Ông Thất cũng cho rằng, nhà quản lý phải hiểu
quyền của người dân, không được lấy cớ tiện cho quản lý mà vi phạm quyền công
dân. Về nguyên tắc, nhà nước quản cái gì của dân thì phải được sự đồng ý của
dân, chứ không phải thích quản cái gì thì quản.
Vị Vụ trưởng phân tích: “Tôi không thấy ở đâu dễ
dàng như chuyện lấy vân tay ở nước ta, cứ đến tuổi là lấy vân tay làm chứng minh
thư. Ở một số nước khác, không bao giờ có chuyện đó, chỉ khi nào phạm tội, bị
khởi tố thì cơ quan chức năng mới được lấy vân tay của họ”. Dẫn chứng về việc
luật phải bảo vệ quyền con người, ông Thất nêu, trong lĩnh vực hộ tịch, cụ thể
là đăng ký khai sinh, nếu con ngoài giá thú thì quy định chỉ có thể ghi chú
trong sổ hộ tịch do cán bộ Tư pháp quản lý còn trong các giấy tờ của công dân
không bao giờ được thể hiện là con ngoài giá thú.
Từ những phân tích trên, ông Thất khẳng định, quy
định mới của ngành công an đã vi phạm tính khả thi và cơ sở thực tiễn nên cần
phải xem xét lại.
Đưa ra hướng tháo gỡ cho quy định đã có hiệu lực
và cơ quan chức năng đã triển khai thực hiện nhưng không đạt được sự đồng thuận,
ông Thất nói: “Tôi cho rằng nên dừng để thay đổi. Chính Bộ Công an là cơ quan dự
thảo Nghị định và ban hành Thông tư nên phải thẳng thắn đề xuất sửa đổi nếu thấy
không ổn. Bộ Công an có thể chỉ sửa một điều hoặc một số điều trong Nghị định và
theo đó Thông tư 27 cũng sẽ phải thay đổi theo”.
Đồng quan điểm, ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn
đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cũng cho rằng, Bộ Công an nên tiếp thu ý kiến
dư luận và công luận để chỉnh sửa phù hợp. “Hiến pháp, luật còn sửa nữa là Nghị
định, Thông tư. Đừng cho rằng mình không sửa được để vẫn cứ thực hiện mà trái
lòng dân”, ông Lợi nhấn mạnh.
Liên quan đến việc thực hiện thí điểm cấp chứng
minh thư nhân dân mẫu mới tại 3 quận huyện của Hà Nội, ông Lợi đề nghị cần dừng
ngay việc này vì thực chất đây là triển khai thực hiện, hậu quả là sẽ gây tốn
kém, lãng phí tiền của nhà nước và của người dân.
“Ngành công an nên thí điểm trước khi ban hành
luật để đúc rút xem thuận lợi, khó khăn thế nào, nhưng đây đây lại có vẽ hơi
ngược”, ông Lợi nói.
Góp thêm tiếng nói để bảo vệ quyền công dân, đặc
biệt là quyền của trẻ em, ông Lê Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, Chăm sóc
trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội) cho rằng, Bộ Công an cần thiết sửa
đổi quy định này. “Tất cả các vấn đề liên quan đến trẻ em đều phải có sự tham
vấn trẻ em, bởi vì mình ký Công ước rồi, mình phải tuân thủ. Tôi cho rằng, ngành
công an chưa thể triển khai được vì không chỉ tốn kém, mà hơn hết là chưa có sự
đồng thuận của người dân. Bất luận cái gì trái lòng dân, dù đã có quy định rồi
thì cũng phải lùi lại”, ông An nêu quan điểm.
Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công
an): “Chứng minh thư nhân dân liên quan đến một số hoạt động nghiệp vụ đặc
thù, nên chúng tôi không thể tiến hành lấy ý kiến nhân dân một cách rộng rãi như
những lĩnh vực khác...
Tôi xin khẳng định, chứng minh thư nhân dân mẫu
mới có nhiều cải tiến không chỉ thuận tiện trong công tác quản lý đối với các cơ
quan nhà nước trong đó có ngành công an mà còn với cả người dân. Nếu để tên cha,
mẹ trên chứng minh thư nhân dân thì người dân sẽ thuận lợi trong một số giao
dịch hàng ngày như giao dịch tại ngân hàng, thừa kế, mua bán… ngoài ra còn xác
định chính xác nhân thân của người đó khi cần phân loại, truy xét. Bởi trên thực
tế, có nhiều trường hợp, một người cùng một lúc có hai số chứng minh thư nhân
dân hoặc có trường hợp nhiều người trùng nhau cả họ, tên và chữ đệm. Nhưng nếu
thêm tên cha, mẹ vào thì chắc chắn sẽ không có chuyện nhầm lẫn về nhân thân giữa
hai con người...
Trong tháng 8 này, việc cấp đổi chứng minh thư
nhân dân mẫu mới sẽ được tiến hành tại Công an 3 quận, huyện được chọn thí điểm
tiên tại Hà Nội là Hoàng Mai, Tây Hồ, Từ Liêm. Dự kiến, trong năm nay, việc này
sẽ được tiến hành trên toàn Hà Nội. Sau đó sẽ triển khai trên phạm vi rộng, bởi
còn phụ thuộc một số yếu tố, trong đó có vấn đề ngân sách.
Theo kế hoạch ban đầu, việc triển khai giai đoạn
1 của dự án này (5 năm) là sẽ làm 24 triệu chứng minh thư nhân dân, với chi phí
ước khoảng 30 triệu USD, nhưng do biến động về giá cả, đến nay con số này là
khoảng 700 đến 800 tỷ đồng. Còn nếu làm hết 60 triệu chứng minh thư nhân dân cho
những người đến độ tuổi làm chứng minh thư nhân dân trong cả nước thì phải cần
khoảng 2.000 tỷ đồng".
|
Pháp luật Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét