Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

EVN tăng giá điện vì... cơ chế?

http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/evn-tang-gia-dien-vi-co-che-c46a424778.html


Tập đoàn Điện lực VN (EVN) vừa bất ngờ tăng giá điện, dư luận có nhiều phản ứng xung quanh vấn đề này, đòi hỏi EVN phải có biện pháp để giảm giá thành, không chỉ chăm chăm vào việc tăng giá.


Không ít chuyên gia cho rằng bất hợp lý về giá sản xuất điện, tổn thất điện quá cao, đầu tư tràn lan... là những nguyên nhân góp phần đẩy giá điện tăng cao.

EVN tăng giá điện vì... cơ chế?, Tin tức trong ngày, tang gia dien, gia dien, su dung dien, tiet kiem dien, mat dien, cat dien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
EVN Telecom quảng cáo phát triển khách hàng tại Sóc Sơn (Hà Nội) vào tháng 4-2010

Phải kiểm toán giá thành sản xuất điện của EVN
Theo ông Nguyễn Xuân Thành - giám đốc chính sách công chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, khoản lỗ từ chênh lệch tỉ giá bắt nguồn từ việc EVN phải mua điện theo giá cam kết với các nhà cung cấp độc lập cho hợp đồng dài hạn bằng USD, trong khi bán ra lại với giá thấp, nên EVN bắt buộc phải tăng giá điện.

Xét về mặt thực tiễn, ông Thành nói lý do tăng giá điện là hợp lý. Tuy nhiên, quyết định tăng giá điện của EVN vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía người tiêu dùng khi cho rằng giá điện cao do quản lý yếu kém.

"Việc tăng giá điện 5% vào ngày 20-12 có thể tác động đến chỉ số CPI nhưng mức độ sẽ không lớn, bởi việc chi trả chỉ bắt đầu sau đó một tháng. Nếu làm tốt phương án giá, tuyên truyền, xử lý hạn chế tình trạng té nước theo mưa thì về cơ bản, giá điện sẽ không tác động mạnh như những lần tăng giá năm 2010 và đầu năm 2011"
Ông Nguyễn Đức Thắng (vụ trưởng Vụ Giá, Tổng cục Thống kê)
Theo ông Thành, vấn đề cốt lõi của EVN đang nằm ở chỗ có sự lúng túng trong cơ chế điều tiết giá hiện nay.

Hiện chi phí giá thành của EVN đang được tính theo công thức: chi phí (gồm chi phí truyền tải, chi phí tổn thất, chi phí phân phối...) + khoản lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp = giá thành.

Tức là các doanh nghiệp cứ báo cáo chi phí lên rồi Bộ Tài chính, Bộ Công thương căn cứ vào chi phí báo cáo của doanh nghiệp, sau đó cộng thêm một khoản lợi nhuận cho phép để đảm bảo một mức giá sao cho doanh nghiệp đủ trang trải trong quá trình hoạt động và tạo ra một mức lợi nhuận chấp nhận được.

Mức lợi nhuận này được quy định khá khắt khe, nhưng chi phí của doanh nghiệp báo cáo lên lại không được cơ quan quản lý giám sát chặt.

Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp cứ tha hồ ghi vào chi phí và thông thường đều được cơ quan quản lý chấp nhận. Chính cơ chế này đã không tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp cố gắng tối ưu hóa chi phí sản xuất, dẫn đến thất thoát điện năng là điều dễ hiểu “vì tổn thất bao nhiêu cũng được hạch toán vào giá thành”.

“Cho nên, phải có một khung chi phí chuẩn cho doanh nghiệp là điều hết sức cấp bách nếu Nhà nước vẫn duy trì cơ chế điều tiết giá như hiện nay” - ông Thành nói.

Với tỉ lệ tổn thất điện năng, ông Thành khẳng định mức tổn thất hiện nay của EVN nếu so với một số quốc gia như Ấn Độ, Indonesia...thì vẫn thấp hơn. Nhưng vấn đề ở đây là EVN có giảm được tỉ lệ thất thoát xuống mức thấp hơn hay không? “Chắc chắn là có nếu EVN có động lực tối ưu hóa chi phí” - ông Thành nhấn mạnh.

Quản trị doanh nghiệp chưa tốt
Ông Cao Tiến Vị, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, cho rằng việc EVN tăng giá điện trong thời điểm cuối năm đã đẩy bất ổn đến sớm hơn cho doanh nghiệp trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2011 và dự báo 2012 vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn phía trước.

Mức tăng 5%, theo ông Vị, không phải từ chi phí đầu vào tăng cao mà bắt nguồn từ việc quản trị doanh nghiệp chưa tốt (quản lý điện năng kém hiệu quả), đầu tư sai ngành dẫn đến lỗ, và cũng chưa hẳn là mức tăng cuối cùng của EVN”.

Ông Vị đề xuất Bộ Tài chính cần nhanh chóng kiểm toán giá thành sản xuất điện cũng như hiệu suất đầu tư của EVN, giống như đã làm với xăng dầu để người dân biết được cụ thể hơn về lộ trình tăng giá điện tiếp theo (nếu có) có hợp lý hay không.

Riêng phương án tái cấu trúc hàng loạt tập đoàn nhà nước mà Bộ Tài chính đã đề cập, ông Vị cũng đề nghị Bộ Tài chính cần sớm “vào cuộc” với EVN để nhanh chóng cắt giảm, hoặc cắt lỗ các khoản đầu tư ngoài ngành chưa hợp lý nhằm hạn chế các phát sinh mới có khả năng tiếp tục gây lỗ cho tập đoàn này trong năm 2012.

Đầu tư vào viễn thông là sai lầm
Theo ông Tạ Văn Hường, nguyên vụ trưởng Vụ Năng lượng Bộ Công thương, việc EVN đầu tư vào viễn thông có thể nói là một sai lầm. Khi bắt đầu, không ai nghĩ EVN thất bại bởi thị trường viễn thông khi đó rất to lớn, nhiều tiềm năng và đúng là đầu tư vào đó hứa hẹn cơ hội lợi nhuận lớn.

Nhưng khi vào cuộc, cạnh tranh diễn ra khốc liệt, ai điều hành kém hơn một chút là thua. Trong thất bại chắc chắn có yếu tố do điều hành. Ông Hường cho rằng thời gian tới, EVN nên tách hẳn khỏi đầu tư ngoài ngành.

Các tập đoàn lớn của thế giới đúng là đều đa ngành, không ai một ngành mà mạnh được. Nhưng việc đầu tư đa ngành phải phụ thuộc vào năng lực điều hành. Phải “liệu cơm gắp mắm” khi năng lực hạn chế.

Theo ông Hường, EVN vẫn còn tiềm năng để tiết kiệm, giảm chi phí. Thời gian qua, việc chậm tiến độ có thể làm phát sinh thêm vốn đầu tư, đây cũng là chi phí tính vào giá điện nhiều chục ngàn tỉ đồng.

Ngoài ra, việc tái cơ cấu ngành điện đang được đẩy mạnh cần làm bài bản, quyết tâm hơn, một khi đặt ra mục tiêu thì cần kiên quyết làm và làm nghiêm túc để vừa ổn định tình hình vừa tạo động lực phát triển.

“Cũng chỉ nên tăng như thế”
Đó là ý kiến của ông Tô Quốc Trụ, giám đốc Trung tâm Tư vấn năng lượng, Hiệp hội Năng lượng VN. Ông Trụ nói:
“Dù mức tăng giá điện 5% là thấp, không đáp ứng được nhu cầu đang rất lớn của EVN nhưng trong thời điểm lạm phát cuối năm thì cũng chỉ nên tăng như thế. Theo tính toán, với mức tăng 5%, EVN chỉ tăng thu được khoảng 5.000 tỉ đồng và EVN cần tạm chấp nhận mức này.
Về mức lương của EVN, theo kết quả kiểm toán lên đến 13,7 triệu đồng ở công ty mẹ, EVN cần có giải thích rõ ràng để dư luận hiểu rõ con số thực. Cùng việc tăng giá điện, cũng cần nỗ lực tìm hướng giảm tổn thất điện năng theo lộ trình. Năm 2009 EVN đã giảm tổn thất điện năng xuống mức dưới 10%, năm 2011 do phải gánh thêm hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn để bán trực tiếp cho bà con nông dân, tổn thất điện năng lại tăng.
Yếu tố then chốt để giảm tổn thất là phải đầu tư cải tạo hệ thống đường dây, tránh quá tải, thiếu tải. Trong khi đó, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia lại đang thiếu vốn, khó khăn. Chi phí hiện trả cho khâu truyền tải rất thấp, không đủ cho đầu tư”.

Giá điện sinh hoạt: từ 993-2.060 đồng/kWh
Sau thông cáo của EVN tăng giá điện 5%, Bộ Công thương vừa ban hành thông tư số 42/2011/TT-BCT quy định chi tiết giá bán điện từ ngày 20-12-2011.

Theo thông tư của Bộ Công thương, người dân dùng điện sinh hoạt đến 100kWh thì giá điện không thay đổi so với trước. Nếu là người nghèo, chỉ dùng đến 50kWh/tháng, người dân vẫn chỉ phải trả 993 đồng/kWh. Nếu dùng đến 100kWh tháng, giá là 1.242 đồng/kWh. Dùng từ 101-150kWh, giá điện sẽ là 1.369 đồng/kWh và từ đó tiếp tục lũy tiến, càng dùng nhiều giá càng cao (xem bảng).

Bảng so sánh giá điện sinh hoạt mới và giá điện năm 2011
Đơn vị: đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT)

EVN tăng giá điện vì... cơ chế?, Tin tức trong ngày, tang gia dien, gia dien, su dung dien, tiet kiem dien, mat dien, cat dien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Bộ Công thương cho biết các đối tượng mua điện tạm thời qua thẻ trả trước, giá điện sẽ chỉ có một mức là 1.721 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Với những vùng nông thôn, miền núi, hải đảo - nơi chưa có lưới điện quốc gia, giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ do UBND cấp tỉnh quy định, nhưng Bộ Công thương quy định giá đó phải nằm trong mức: giá sàn là 1.956 đồng/kWh, giá trần là 3.260 đồng/kWh.

Đặc biệt, thông tư của Bộ Công thương tiếp tục dành ưu đãi cho đối tượng sinh viên, người lao động thuê nhà.

Theo Bộ Công thương, điện cho mục đích sản xuất từ ngày 20-12 sẽ ở mức thấp nhất là 683 đồng/kWh (giờ thấp điểm) và cao nhất 2.185 đồng/kWh (giờ cao điểm), tùy cấp điện áp (mức cũ là 646-1.999 đồng/kWh).

Đáng lưu ý, giá điện kinh doanh được điều chỉnh cao hơn cả mức điện sản xuất. Tùy cấp điện áp và sử dụng vào giờ cao điểm hay thấp điểm, các hộ sử dụng phải trả thấp nhất là 1.022 đồng/kWh, cao nhất lên tới 3.369 đồng/kWh (mức hiện hành từ 968-3.193 đồng/kWh).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét