Vụ sáp nhập đầu tiên trong lĩnh vực viễn thông, giữa Viettel và EVN Telecom, là dấu ấn lớn nhất trong năm 2011.
Năm 2011, CNTT-TT Việt Nam khá đìu hiu trong nhiều lĩnh vực, từ phần cứng, phần mềm, cho đến các chương trình ứng dụng. Một số dự án đầu tư xây dựng lớn, hoặc là chưa tiến hành, hoặc bị thu hồi. Tình hình an ninh mạng có những dấu hiệu nguy hiểm, gây lo ngại cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Dưới đây là 5 sự kiện CNTT-TT Việt Nam nổi bật 2011 bình chọn.
Có những ý kiến lo ngại sự sáp nhập này sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, nhất là khi Viettel sở hữu đến hơn 50% tổng quỹ tần số 3G của quốc gia. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng sau sáp nhập, thị phần của Viettel cũng chỉ vào khoảng 40%, vẫn phù hợp với pháp luật về cạnh tranh. Mặt khác, việc sáp nhập cũng khiến Viettel phải đèo thêm gánh nặng về tổ chức, nhân sự, các khoản nợ…, có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của Viettel.
Ngẫu nhiên, trong năm 2011, hai “ông lớn” viễn thông khác là MobiFone và Vinaphone cũng bị đặt vào tình thế không thể cùng tồn tại trong Tập đoàn VNPT, do một quy định trong Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Nếu phương án sáp nhập VinaPhone với MobiFone để thực hiện quy định này được thông qua, từ năm 2012, nhóm nhà mạng “chiếu trên” sẽ chỉ còn hai “ông lớn” là Viettel và VNPT. Đã có những cảnh báo rằng, không loại trừ trường hợp hai ông lớn này sẽ bắt tay nhau để đè bẹp các mạng di động nhỏ, và cuối cùng người tiêu dùng sẽ thiệt thòi.
Cùng với những biến động lớn trong nhóm nhà mạng “chiếu trên”, cuộc chiến làm chủ “chiếu dưới” năm qua cũng khá tưng bừng giữa các mạng Beeline và Vietnamobile. Beeline có những hoạt động gây “sốc” như tài trợ cho đội bóng MU của nước Anh, tung ra gói cước tỷ phú, còn Vietnamobile cũng đưa ra những gói cước siêu rẻ cho phép khách hàng gọi miễn phí nội mạng, đại hạ giá các cuộc gọi liên mạng…
Báo điện tử Vietnamnet cũng bị tấn công DDOS liên miên trong 2 tháng. Theo Vietnamnet, điều này dẫn đến lượng độc giả của báo giảm tới ¾, và nếu tấn công kéo dài cả năm, không loại trừ trường hợp một tờ báo điện tử như Vietnamnet bị xóa sổ.
Theo Chỉ thị số 897/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/6/2011, thời gian gần đây, tình hình mất an toàn thông tin số ở nước ta diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiểm tra và nghiêm túc thực hiện các quy định, giải pháp về đảm bảo an toàn thông tin số.
Dự án có quy mô 16 ha, vốn đầu tư 1,2 tỷ USD này do Công ty TA Associates Việt Nam (liên doanh giữa công ty TA của Singapore và Saigon Tel) làm chủ đầu tư, dự kiến tạo việc làm cho 70.000 chuyên viên, kỹ sư CNTT khi hoạt động từ năm 2012 và mang lại doanh thu 6,5 tỉ USD hằng năm.
Tuy nhiên, sau khi được cấp phép, chủ đầu tư đưa ra những yêu cầu trái với cam kết trong hồ sơ đăng ký đầu tư và bỏ mặc dự án. Đến nay, chủ đầu tư chưa đóng tiền thuê đất và nợ tiền phạt do chậm đóng tiền thuê đất lên tới 1 triệu USD.
Theo kết quả kiểm tra của Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM đối với 25 dự án công nghệ cao, hàm lượng R&D (bao gồm suất đầu tư cho R&D, tỉ lệ nhân sự làm R&D...) đến nay vẫn chưa thể hiện rõ trong sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp và có ít nhà đầu tư triển khai thực hiện theo cam kết ban đầu.
Trước đó, ngày 15/7/2011, Bộ TTTT ra quyết định 1074/QĐ-BTTTT thành lập Hội đồng CIO của cơ quan nhà nước với các thành viên là lãnh đạo cơ quan chuyên trách về CNTT của các bộ, ngành.
Nhiệm vụ chính của Hội đồng CIO là tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ TTTT và lãnh đạo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách quản lý ứng dụng CNTT; xây dựng các văn bản hướng dẫn về xây dựng hệ thống CNTT…
Đáng chú ý là, tại Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể về chức danh CIO trong cơ quan nhà nước. Việc thành lập một tổ chức chính thức cho các CIO là một tín hiệu cho thấy vai trò của CIO cũng như những đóng góp của họ đang được quan tâm, ghi nhận nhiều hơn.
Nokia khi đó dự tính bắt đầu xây dựng nhà máy trong quý 4/2011, hoàn thành vào cuối năm 2012, và đầu năm 2013 sẽ cho ra đời những sản phẩm đầu tiên. Nokia cho biết đây sẽ là nhà máy sản xuất thứ 11 của mình trên toàn thế giới, với 95% sản phẩm xuất khẩu, có khả năng tạo việc làm cho khoảng 10.000 công nhân Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay Nokia vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận đầu tư. Giữa năm 2011, có thông tin cho rằng Nokia đang tiếp tục đàm phán nhằm được hưởng chính sách ưu đãi cao nhất dành cho một dự án công nghệ cao.
Mặt khác, có một thực tế là kết quả kinh doanh của Nokia trên thế giới không được tốt trong thời gian gần đây, và nhiều người nghĩ rằng có thể vì vậy mà Nokia chậm trễ trong việc xây nhà máy tại Việt Nam.
Năm 2011, CNTT-TT Việt Nam khá đìu hiu trong nhiều lĩnh vực, từ phần cứng, phần mềm, cho đến các chương trình ứng dụng. Một số dự án đầu tư xây dựng lớn, hoặc là chưa tiến hành, hoặc bị thu hồi. Tình hình an ninh mạng có những dấu hiệu nguy hiểm, gây lo ngại cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
1. Vụ sáp nhập đầu tiên trong lĩnh vực viễn thông
Đầu tháng 12/2011, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) được Chính phủ chấp thuận cho tiếp nhận “nguyên trạng” Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom). Công việc này tiến hành trong vòng một tháng để bộ máy mới đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2012.Có những ý kiến lo ngại sự sáp nhập này sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, nhất là khi Viettel sở hữu đến hơn 50% tổng quỹ tần số 3G của quốc gia. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng sau sáp nhập, thị phần của Viettel cũng chỉ vào khoảng 40%, vẫn phù hợp với pháp luật về cạnh tranh. Mặt khác, việc sáp nhập cũng khiến Viettel phải đèo thêm gánh nặng về tổ chức, nhân sự, các khoản nợ…, có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của Viettel.
Ngẫu nhiên, trong năm 2011, hai “ông lớn” viễn thông khác là MobiFone và Vinaphone cũng bị đặt vào tình thế không thể cùng tồn tại trong Tập đoàn VNPT, do một quy định trong Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Nếu phương án sáp nhập VinaPhone với MobiFone để thực hiện quy định này được thông qua, từ năm 2012, nhóm nhà mạng “chiếu trên” sẽ chỉ còn hai “ông lớn” là Viettel và VNPT. Đã có những cảnh báo rằng, không loại trừ trường hợp hai ông lớn này sẽ bắt tay nhau để đè bẹp các mạng di động nhỏ, và cuối cùng người tiêu dùng sẽ thiệt thòi.
Cùng với những biến động lớn trong nhóm nhà mạng “chiếu trên”, cuộc chiến làm chủ “chiếu dưới” năm qua cũng khá tưng bừng giữa các mạng Beeline và Vietnamobile. Beeline có những hoạt động gây “sốc” như tài trợ cho đội bóng MU của nước Anh, tung ra gói cước tỷ phú, còn Vietnamobile cũng đưa ra những gói cước siêu rẻ cho phép khách hàng gọi miễn phí nội mạng, đại hạ giá các cuộc gọi liên mạng…
2. Hàng trăm website Việt Nam bị tấn công
Theo Zone-H, tổ chức chuyên thống kê các website bị tấn công trên toàn cầu, từ ngày 1-13/6, hacker đã tấn công khoảng 423 website ".vn", trong đó có 51 website tên miền .gov.vn, gấp 2 lần số website bị hacker “hỏi thăm” trung bình hàng tháng từ đầu năm 2011. Một số website thuộc cơ quan của Chính phủ, như website Bộ NN&PTNN, đã bị làm cho tê liệt một thời gian.Báo điện tử Vietnamnet cũng bị tấn công DDOS liên miên trong 2 tháng. Theo Vietnamnet, điều này dẫn đến lượng độc giả của báo giảm tới ¾, và nếu tấn công kéo dài cả năm, không loại trừ trường hợp một tờ báo điện tử như Vietnamnet bị xóa sổ.
Theo Chỉ thị số 897/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/6/2011, thời gian gần đây, tình hình mất an toàn thông tin số ở nước ta diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiểm tra và nghiêm túc thực hiện các quy định, giải pháp về đảm bảo an toàn thông tin số.
3. Rút giấy phép dự án công viên phần mềm tỷ đô
Từng được xem là dự án công viên phần mềm tập trung lớn nhất khu vực ASEAN và dự án lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ cao của TP.HCM tại thời điểm khởi công (tháng 7/2008), nhưng vào ngày 7/11/2011, dự án Công viên phần mềm Thủ Thiêm đã bị TP.HCM rút giấy phép.Dự án có quy mô 16 ha, vốn đầu tư 1,2 tỷ USD này do Công ty TA Associates Việt Nam (liên doanh giữa công ty TA của Singapore và Saigon Tel) làm chủ đầu tư, dự kiến tạo việc làm cho 70.000 chuyên viên, kỹ sư CNTT khi hoạt động từ năm 2012 và mang lại doanh thu 6,5 tỉ USD hằng năm.
Tuy nhiên, sau khi được cấp phép, chủ đầu tư đưa ra những yêu cầu trái với cam kết trong hồ sơ đăng ký đầu tư và bỏ mặc dự án. Đến nay, chủ đầu tư chưa đóng tiền thuê đất và nợ tiền phạt do chậm đóng tiền thuê đất lên tới 1 triệu USD.
Theo kết quả kiểm tra của Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM đối với 25 dự án công nghệ cao, hàm lượng R&D (bao gồm suất đầu tư cho R&D, tỉ lệ nhân sự làm R&D...) đến nay vẫn chưa thể hiện rõ trong sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp và có ít nhà đầu tư triển khai thực hiện theo cam kết ban đầu.
4. Thành lập hội đồng CIO của cơ quan nhà nước
Hội đồng Giám đốc CNTT (Hội đồng CIO) của cơ quan nhà nước các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương được thành lập theo Quyết định số 1972/QĐ-BTTT ngày 24/11/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT). Thành viên Hội đồng là các giám đốc sở TTTT của 63 tỉnh, thành phố.Trước đó, ngày 15/7/2011, Bộ TTTT ra quyết định 1074/QĐ-BTTTT thành lập Hội đồng CIO của cơ quan nhà nước với các thành viên là lãnh đạo cơ quan chuyên trách về CNTT của các bộ, ngành.
Nhiệm vụ chính của Hội đồng CIO là tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ TTTT và lãnh đạo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách quản lý ứng dụng CNTT; xây dựng các văn bản hướng dẫn về xây dựng hệ thống CNTT…
Đáng chú ý là, tại Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể về chức danh CIO trong cơ quan nhà nước. Việc thành lập một tổ chức chính thức cho các CIO là một tín hiệu cho thấy vai trò của CIO cũng như những đóng góp của họ đang được quan tâm, ghi nhận nhiều hơn.
5. Nokia công bố dự án xây nhà máy sản xuất ĐTDĐ tại Việt Nam
Đầu tháng 3/2011, Phó Chủ tịch Tập đoàn Nokia, ông Esko Aho cho biết Nokia sẽ đầu tư 280 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở tỉnh Bắc Ninh.Nokia khi đó dự tính bắt đầu xây dựng nhà máy trong quý 4/2011, hoàn thành vào cuối năm 2012, và đầu năm 2013 sẽ cho ra đời những sản phẩm đầu tiên. Nokia cho biết đây sẽ là nhà máy sản xuất thứ 11 của mình trên toàn thế giới, với 95% sản phẩm xuất khẩu, có khả năng tạo việc làm cho khoảng 10.000 công nhân Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay Nokia vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận đầu tư. Giữa năm 2011, có thông tin cho rằng Nokia đang tiếp tục đàm phán nhằm được hưởng chính sách ưu đãi cao nhất dành cho một dự án công nghệ cao.
Mặt khác, có một thực tế là kết quả kinh doanh của Nokia trên thế giới không được tốt trong thời gian gần đây, và nhiều người nghĩ rằng có thể vì vậy mà Nokia chậm trễ trong việc xây nhà máy tại Việt Nam.
Theo PC World VN |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét