Sau cuộc giao dịch với Hưng, tưởng như những tấm bằng giả do Hưng cung cấp khó có thể phân biệt được. Nhưng qua so sánh với "hàng thật" và mẫu dấu, chữ ký tại trường ĐH KTQD thì
Dễ phân biệt được “hàng thật“ (trái) và “hàng giả“ (phải) qua con dấu và chữ ký
Hàng giả có xuất xứ từ…?
Sau cuộc giao dịch với Hưng, tưởng rằng tấm bằng giả đó chỉ có tôi, Hưng và người sở hữu nó mới biết được đó là bằng giả. Bởi theo Hưng nói thì bằng giả do Hưng cung cấp giống bằng thật tới 99%, và nếu nhìn bằng mắt thường thì có mà… giời biết. Hưng giải thích: "Hàng năm trường nào cũng có những sinh viên bị lưu ban hoặc bị đuổi học… do đó số lượng phôi bằng do Bộ cấp cho các trường không được sử dụng hết, "bọn mình" đã móc nối với nhà trường để "mua" lại. Sau đó những phôi bằng thật được bọn mình "chế biến" thành những tấm bằng có tên tuổi, số hiệu bằng… và các thông tin "như thật" cho thân chủ. Từ đó, những chiếc phôi thật bị biến thành bằng giả để cung cấp cho những "khách hàng" có nhu cầu.
Với những hình ảnh trên tấm bằng như mẫu dấu và chữ ký thì có thể phân biệt, nhưng chất liệu cùng các chi tiết trên phôi bằng thì thật khó phân biệt, bởi những tấm bằng giả cũng có tem 7 màu của Bộ GD&ĐT dán ở góc phía trên bên trái như bằng thật. Nhưng, để điều đó được khẳng định và có cơ sở, tôi đã mang hình ảnh tấm bằng giả với mẫu dấu và chữ ký "hàng giả" của Hưng đến đơn vị "cung cấp" hàng "thật" để so sánh xem thực hư thế nào?
Có nhiều cách để xác định bằng giả
Lúc 11g15 ngày 7-12-2011 tôi có mặt tại phòng Tổng hợp trường ĐH KTQD - đơn vị được nhà trường giao quản lý con dấu, vừa nhìn vào mẫu bằng giả, ông Bùi Đức Dũng, Phó trưởng phòng Tổng hợp cười mỉm: "Hàng giả rõ ràng!". Ông Dũng phân tích: "Con dấu của Nhà trường hay của bất cứ của một cơ quan nào cũng thế, dấu được chấm mực và đóng trực tiếp thì không thể đẹp và có độ nét chuẩn như hình dấu giả này. Còn về chữ ký của hiệu trưởng thì tôi sẽ cho nhà báo xem mẫu "thật". Để dẫn chứng điều này, ông Dũng cho tôi xem mẫu dấu "thật" của trường ĐH KTQD và chữ ký hiệu trưởng trường ĐH KTQD.
Điều đầu tiên phải khẳng định: Việc Hưng cho rằng những phôi bằng do Hưng cung cấp là phôi bằng thật được "rút" từ các trường ĐH và CĐ là hoàn toàn không có cơ sở. Qua phân tích, dẫn chứng của ông Dũng với bằng chứng là những mẫu "hàng thật" tại phòng Tổng hợp của trường ĐH KTQD cho thấy: Ngay mẫu chữ trên con dấu của nhà trường và mẫu chữ trên dấu của tấm bằng giả có sự khác nhau rõ rệt. Điều này có thể xác định con dấu xuất hiện trên những tấm bằng giả của Hưng là được thiết kế bằng đồ họa và in trực tiếp trên phôi bằng. Do đó, dấu giả không bị nhòe mực, từng đường nét sẽ được in đúng theo mẫu thiết kế.
Như vậy, việc phân biệt dấu giả và dấu thật sẽ rất dễ dàng được nhận ra bằng mắt thường, và những tấm bằng giả rất khó qua mắt được các cơ quan chức năng ngay từ khâu… xuất trình.Cùng với việc nhận biết được dấu thật và dấu giả thì chữ ký của Hiệu trưởng trường ĐH KTQD và phó hiệu trưởng trường ĐH KTQD cũng rất dễ dàng phân biệt được. Theo ông Dũng thì chữ ký của bất cứ ai cũng có những điểm, chi tiết khác sau nhiều lần ký, nhưng những chi tiết cơ bản về đường nét thì không thể khác được.
Ông Dũng cũng cho biết: Sắp tới cơ quan, tổ chức sử dụng người có tấm bằng ĐH của ĐH KTQD chỉ cần vào cổng thông tin điện tử của trường gõ số hiệu bằng và tên người được cấp bằng thì sự thật về tấm bằng đó sẽ được phơi bày. Bởi vì, chỉ có những người được lưu hồ sơ thông tin về: trích ngang, số hiệu bằng, có tên trong danh sách được cấp chứng nhận tốt nghiệp… mới là bằng do nhà trường cấp, đồng nghĩa với việc đó là "hàng thật". Vậy là công trình "nghiên cứu" để phân biệt "hàng giả" và "hàng thật" trong các loại văn bằng chứng chỉ đối với tôi đã thành công.
Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=317501#ixzz1gDesHsqF
http://www.xaluan.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét